Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Quốc tế từng nghiên cứu kỹ Rùa Hoàn Kiếm
(00:28:10 AM 18/06/2011)
Chuyên gia nước ngoài khuyến cáo vị trí vây bắt và thiết bị bắt Rùa Hoàn Kiếm.
Nghiên cứu rất bài bản được thực hiện hóa ra từ khá lâu, cách đây sáu năm. Kết quả của nghiên cứu đã được sử dụng làm cơ sở để nhóm 40 nhà khoa học nước ngoài về lưỡng cư bò sát gửi kiến nghị về cách bắt, cứu chữa cá thể Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Hoàn Kiếm lên các cơ quan chức năng Hà Nội ngày 24-2-2011.
Hoàn Kiếm, điểm hấp dẫn nghiên cứu quốc tế
Nhóm nghiên cứu gồm ba chuyên gia, trong đó có một chuyên gia Hoa Kỳ, một chuyên gia Anh, và một chuyên gia Việt Nam. Việc nghiên cứu diễn ra trong lúc các nhà khoa học quốc tế xác định thế giới còn sáu cá thể rùa khổng lồ mang tên khoa học Rafetus swinhoei, trong đó có cá thể rùa ở hồ Hoàn Kiếm. Sáu cá thể này gây sự chú ý đặc biệt của giới rùa học quốc tế không chỉ kích thước khổng lồ hiếm có mà còn vì cá thể rùa ở hồ Hoàn Kiếm gánh trên lưng cả huyển thoại chống ngoại xâm của cả một dân tộc.
Hồi ấy, các nhà khoa học cho rằng Việt Nam chỉ sở hữu một cá thể và là cá thể đặc biệt nhất, có nguy cơ đe dọa sự tồn vong nhất, nhưng lại chứa đựng nhiều bí ẩn khoa học, chưa trực tiếp xác nhận được một cách khoa học đấy có đúng là loài Rafetus swinhoei hay không, tức chưa có bằng chứng trực tiếp về cấu trúc gene. Năm cá thể còn lại được nuôi tại các vườn thú và đình đền ở Trung Quốc.
Không rõ có phải vì gánh nặng giang san mà Rùa Hoàn Kiếm ở hồ Hoàn Kiếm gánh vác trên vai hay không mà cái tên thông dụng Giải Khổng lồ Thượng Hải dùng để gọi thay tên khoa học của loài Rafetus swinhoei gần đây được các nhà khoa học quốc tế chuyển sang thay bằng cụm từ Rùa Hoàn Kiếm. Hồ Hoàn Kiếm, “nơi một cá thể rùa huyền thoại sinh sống” – từ được các chuyên gia quốc tế dùng trong báo cáo, trở thành niềm đam mê của giới rùa học quốc tế.
Truy tìm nguồn gốc của Rafetus swinhoei, mà từ nay trở đi mang cái tên thông dụng Rùa Hoàn Kiếm, là vô cùng khó khăn trên bình diện toàn cầu. Thuộc một trong những nhóm rùa nước ngọt có kích thước và trọng lượng lớn nhất thế giới, có thể đạt 150-200 kg, Rùa Hoàn Kiếm lần đầu tiên được một nhà khoa học mang tên Gray mô tả vào năm 1873.
Càng khó khăn hơn khi vẽ được bản đồ chỉ ra khu vực phân bố lịch sử của loài là lưu vực sông Hồng của Việt Nam và khu vực đông bắc qua biên giới giáp với Trung Quốc, tới tỉnh Vân Nam, sông Mã ở tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An của Việt Nam, rồi sông Dương Tử ở Trung Quốc. Thậm chí, có giả thiết cho rằng khu vực sinh sống của loài có thể mở rộng tới khu vực tỉnh Hủa Phăn, vùng đông bắc của Lào.
Vấn đề ở chỗ, cũng giống như hầu hết các loài rùa mai mềm lớn khác, Rùa Hoàn Kiếm rất khó quan sát được dù kích thước và trọng lượng lớn. Chúng dùng phần lớn thời giản trong cuộc đời ở các lưu vực sông lớn, đẻ trứng ở các bãi cát ven bờ và sử dụng các nhánh sông nhỏ, các vùng đất ngập nước, cho giai đoạn con non mới nở và cá thể non.
Hồ nuôi Rùa Hoàn Kiếm ở Trung Quốc bé hơn nhiều so với hồ Hoàn Kiếm.
Bởi thế, dù nỗ lực rất lớn với các công cụ nghiên cứu hiện đại nhất của các phòng thí nghiệm sinh học hàng đầu thế giới, Rùa Hoàn Kiếm tiếp tục là bí ẩn cho các nhà nghiên cứu. Mãi đến cuối những năm 1990, Rùa Hoàn Kiếm mới được xác định là loài khác hẳn loài mà lâu nay bị xếp vào, Pelochelys bibroni.
Việc định loài riêng biệt có ý nghĩ to lớn không chỉ về khoa học mà cả về bảo tồn, về việc cứu vớt những sinh linh còn lại cuối cùng trên thế giới. Trước đó, khi còn bị xem thuộc giống Pelochelys và loài Pelochelys bibroni, loài Rùa Hoàn Kiếm từng bị săn bắt với số lượng lớn ở Việt Nam và Trung Quốc những năm 1980-1990.
Nhưng chỉ trong ba năm, từ 2005 đến 2008, trong năm cá thể Rùa Hoàn Kiếm được bảo tồn tại ở Trung Quốc, các nhà khoa học tiếp tục phát hiện thực té chỉ có hai cá thể thực sự thuộc loài Rùa Hoàn Kiếm.
Hai cá thể này đã được ghép đôi sinh sản (nhưng không thành công) ở vườn thú Hồ Nam, tỉnh Trường Sa, Trung Quốc. Các nhà Rùa Hoàn Kiếm học mừng khôn xiết khi phát hiện một cá thể đang tồn tại ở hồ Đồng Mô, Hà Tây (cũ) hồi tháng 6-2007 thuộc giống đực.
Như vậy, tổng số loài Rùa Hoàn Kiếm trên thế giới đến thời điểm này được thống nhất xác định chỉ còn bốn, trong đó Trung Quốc và Việt Nam, mỗi nước sở hữu hai cá thể. Bí ẩn cuối cùng đang nằm ở hồ Hoàn Kiếm.
Một cuộc chạy đua âm thầm nhưng vô cùng hối hả với thời gian nhằm làm sáng tỏ điểm đứt gãy cuối cùng của loài Rùa Hoàn Kiếm. Đấy là xác định xem cụ rùa ở hồ Hoàn Kiếm cuối cùng có đúng là loài Rafetus swinhoei, là loài Rùa Hoàn Kiếm không. Dù đúng hay không, cụ vẫn được xem là một trong những bí ẩn hấp dẫn nhất quyến rũ các nhà động vật học.
Đấy chính là lý do làm nên công trình nghiên cứu hồ Hoàn Kiếm kỹ càng nhất từ trước đến nay của nhóm khoa học gia quốc tế về thủy vực này cũng như về cụ rùa. Dựa trên các kết quả nghiên cứu hệ thống ấy, nhóm chuyên gia đưa ra những nhận định khác trên một loạt vấn đề liên quan đến việc từ đánh giá tập tính, đến cách can thiệp cụ rùa những ngày gần đây.
Chẳng hạn, về hiện tượng cụ rùa nổi liên tục mấy tháng gần đây, chuyên gia quốc tế thấy không đáng lo ngại lắm mặc dù có chia sẻ về tình trạng cụ yếu đi nhiều. Lý do là tần suất nổi ấy phù hợp với quy luật do chính những người sinh sống quanh hồ Gươm quan sát. Cụ thể, 36,5% số người được phỏng vấn cho biết có thể quan sát thấy cụ nổi quanh năm trong khi 55,8% cho rằng từ tháng tư đến tháng tám là lúc tốt nhất quan sát được cụ, và chỉ 7,7% nói thời gian quan sát tốt nhất từ từ tháng 11 đến tháng ba năm sau, v.v…
"Tôi biết khá nhiều nhà khoa học trong nước tìm hiểu, thậm chí nghiên cứu theo đề tài có tài trợ hẳn hoi, về hồ Hoàn Kiếm và Rùa Hoàn Kiếm. Tuy nhiên, tôi chưa thấy bất cứ một báo cáo kết quả nào đầy đủ như báo cáo của nhóm chuyên gia quốc tế đến từ ATP. Báo cáo ấy không chỉ là mẫu mực về một nghiên cứu theo chuẩn quốc tế mà còn là nguồn thông tin rất có giá trị để tiến hành bảo tồn và chữa trị cho cụ rùa." - Nhà động vật học Vũ Ngọc Thành, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội |
(*) PGS-TS Hà Đình Đức, người nhiệt thành bảo vệ Rùa Hồ Gươm vẫn kiên trì quan điểm rằng Rùa Hoàn Kiếm thuộc loài khác giải khổng lồ Thượng Hải
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.