Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Phóng thế nào để sinh sôi
(00:31:24 AM 18/06/2011)
Cá chép vàng được nhiều người chuộng (nguồn: commons.wikimedia.org)
Giá rét, phóng thoải mái
Tết Táo Công dù đang đón đợt rét đậm rét haị, nhưng đây lại là dịp tiêu thụ mạnh các dòng cá chép trên hầu khắp cả nước. Nhiều người lo ngại đợt rét này có ảnh hưởng tới việc phóng sinh cá chép.
Theo TS Nguyễn Hữu Ninh, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thuỷ sản I (RIA1), cá chép có khả năng thích nghi với điều kiện nhiệt độ thấp như ở các nước Châu Âu cá vẫn sống dưới lớp băng tuyết; vì thế, dù thời tiết rét đậm rét hại như ở Việt Nam, cá chép vẫn có thể sống và phát triển bình thường.
Tuy nhiên, điều ít ai lưu ý, cá chép lại kén không gian sinh tồn. Nếu được phóng sinh ở môi trường nước chật chội về diện tích hoặc có mật độ thủy sinh dày đặc, ô nhiễm, cá khó mà sống nổi. Theo tín ngưỡng, nếu phóng sinh mà khiến cá chết thì không gặp may.
Không giống một số loài cá nước ngọt khác như cá rô phi, cá chép sinh trưởng rất chậm khi nuôi với mật độ cao. Nếu cá rô phi có thể nuôi 30 – 40 con/m2, thì mỗi con cá chép phải chiếm từ 2 -3 m2.
Hiện có sáu dòng cá chép đang được lưu giữ tại RIA1, trong đó cá chép chọn giống V1 có giá trị kinh tế cao nhất. Lý do, dòng cá chép này sinh trưởng nhanh, có hình dáng đẹp, bắt mắt.
Bề ngoài cá chép chọn giống tương tự như cá chép tự nhiên Việt Nam, có thân màu trắng bạc, vây màu đỏ, hình thon dài, thịt chắc. Xu thế người Việt Nam chuộng các loài động vật tự nhiên, giống như thay vì ăn thịt lợn nuôi, xu hướng dân thích ăn thịt lợn lửng, thích ăn gà đồi thay vì gà nuôi công nghiệp thì cá V1 thích hợp làm thực phẩm.
Tuy nhiên, để phục vụ phóng sinh, nhiều nơi có truyền thống sử dụng cá chép vàng để có nhiều may mắn và linh thiêng hơn. Đây là dòng cá chép có nguồn gốc từ Indonesia.
Cá chép vàng hầu như không bị bắt làm thực phẩm do vấn đề tâm linh, mặc dù giá trị dinh dưỡng không khác các dòng cá chép khác. Bởi vậy ngoài cá chép vàng là chủ yếu thì cá chép V1 cũng được bày bán nhiều để thiện nam tín nữ mua về và phóng sinh
Bắc chuộng trắng, Nam ưa vàng
So với các loại cá nước ngọt khác ở Việt Nam, TS Ninh cho hay, cá chép luôn là loài có giá trị dinh dưỡng cao.Bà bầu thường ăn chép 0,5-1,0kg vì cá lúc đó đang trong thời kỳ sinh trưởng, thành phần dinh dưỡng ở mức tối ưu.
Mùa sinh sản của cá chép vào mùa xuân, tức hơn một tháng sau ngày phóng sinh 23 tháng chạp. Lúc này giá trị dinh dưỡng của thịt cá chép sẽ giảm đi do cá cái tập trung dinh dưỡng cho phát triển trứng, cá đực tập trung tinh chất phục vụ sinh sản.
Ở Việt Nam, cá chép chủ yếu phát triển và được ưa chuộng ngoài Bắc. Bởi ngoài giá trị dinh dưỡng, cá chép còn mang giá trị tâm linh, truyền thống nên lượng tiêu thụ thường tăng đúng dịp Tết Táo Công, cuối năm.
Tuy nhiên, thị trường miền Nam đang rất chuộng cá chép, thậm chí là cá chép vàng. Từ năm 2007 trở lại đây, RIA1 kết hợp với Trường Đại hoc Cần Thơ chuyển cá chép giống vào Nam để triển khai nuôi làm thực phẩm cho người.
Thời gian tới, thị trường cá chép được dự đoàn vẫn tăng nhưng không đến mức bùng phát hay nhu cầu quá lớn. Một trong những hạn chế của cá chép là có xương dăm nên mức tiêu thụ loài cá chép cũng khó phát triển sôi động như nhiều loài cá khác.
“Cá chép có lợi thế hơn các loại cá khác về triển vọng thị trường vì đây là loài cá truyền thống của Việt Nam. Giá cá chép chọn giống bán tại ao khoảng 30 ngàn đồng/kg, còn trên thị trường, cỡ trên 40 ngàn đồng mỗi kg”, TS Nguyễn Hữu Ninh. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.