»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:55:22 PM (GMT+7)

Phát hiện loài chim chích mới ở Đông Nam Á

(17:42:05 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Một loài chim chích mới đã được phát hiện và ghi nhận tại vùng núi đã vôi của Việt Nam và Lào. Đây là thành quả nghiên cứu của các chuyên gia ở tổ chức BirdLife quốc tế, Viện Sinh Thái học&Tài nguyên Sinh vật, Đại học Nông Nghiệp Thuỵ Điển, Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thuỵ Điển và Tổ chức Bảo tồn Động vật Hoang dã.


chim[-]chich[-]

 

 

Loài chim chích mới được phát hiện


Loài chim chích mới phát hiện này được đặt tên là Chích núi  đá vôi, tên khoa học là Phylloscopus calciatilis. Loài này khá giống với loài Chích ngực vàng Phylloscopus ricketti nhưng về hình thái thì nhỏ hơn, cánh tròn hơn.

 

Tiếng hót và tiếng gọi của loài này đã được phân tích. Dựa trên kết quả phân tích nhiễm sắc thể và DNA, loài chim chích mới này có quan hệ rất gần gũi với loài Phylloscopus ricketti và loài Chích đít vàng Phylloscopus cantator.


"Mặc dù  đây là kết quả hợp tác của rất nhiều các tổ chức nghiên cứu và cá nhân nhưng theo tôi, những gì mà Per Alstrom là cực kì quan trọng, đặc biệt trong việc thu thập, phân tích các tài liệu, nghiên cứu và tổng hợp chúng để chứng minh rằng đây là một loài chim hoàn toàn mới cho khoa học." Jonathan Eames, trưởng đại diện tổ chức BirdLife Quốc tế tại Đông Dương, cho biết.


Ban đầu, loài chim này được xác định như là loài Chích ngực vàng. Nhưng người ta lại tìm thấy loài này khoảng 1000km phía nam của khu vực sinh sản quen thuộc của chúng ở Trung Quốc. Sau đấy, các nhà khoa học nhận thấy rằng tiếng hót của chúng cũng khác so với tiếng hót của loài Chích ngực vàng.

 

Đây là những cơ sở ban đầu để tiến hành các nghiên cứu sâu hơn về loài này. Chính những chuyên gia của tổ chức BirdLife và Viện Sinh thái và tài nguyên sinh vật đã đưa ra những bằng chứng thuyết phục rằng loài chim này định cư và sinh sản ở vùng núi đá vôi miền trung Việt Nam.

 

Bản mô tả chính thức về loài mới này đã được đăng tải trên số phát hành mới nhất của tờ Ibis, tạp chí khoa học về các loài chim của Hội Nghiên Cứu Chim Anh Quốc.


"Vùng núi đá vôi ở Lào và Việt Nam rất đáng được lưu tâm vì đây là nơi có mức độ  đa dạng sinh học cao của các loài thực vật, động vật không xương sống và các loài thú. Tuy nhiên, mới chỉ gần đây thì người ta mới quan tâm tới sự đa dạng của các loài chim ở khu vực này." Ông J.Eames chia sẽ .


Đã từng có bốn loài chim được tìm thấy ở khu vực núi đá vôi này. Một trong số đó là loài Khướu mun Stachyris herberti đã được các chuyên gia của tổ chức Birdlife phát hiện lại vào năm 1994 sau hơn 64 năm mất tích. Loài Khướu mun cũng được tìm thấy ở đúng khu vực mà loài Chích núi Đá Vôi vừa được phát hiện.

 

Đây là một vùng rừng núi đá vôi rộng lớn, nay thuộc Vườn Quốc Gia Hin Namno ở Lào và Phong Nha - Kẻ Bàng ở Việt Nam. Mặc dù loài chim này hiện tại không bị đe dọa nhưng tổ chức BirdLife sẽ đánh giá tình trạng bảo tồn loài của chúng, từ đó thêm dữ liệu cho Sách Đỏ của IUCN về loài này. (BirdLife là cơ quan chịu trách nhiệm về các loài chim trong Sách Đỏ thế giới).


Cán bộ của BirdLife là Jonathan Eames và Lê Trọng Trải cùng với cộng sự là người đã phát hiện và  mô tả 4 loài chim mới cho khoa học ở Việt Nam. Ba loài khác là Khướu vằn đầu đen Actinodura sodangorum, Khướu Konkakinh Garrulax konkakinhensis và Khướu Ngọc Linh Garrulax ngoclinhensis.

 

Bên cạnh đó, cùng với cộng sự, họ đã mô tả thêm tổng cộng 13 loài phụ chim mới cho khoa học ở Campuchia và Việt Nam.

Phương Khanh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện loài chim chích mới ở Đông Nam Á

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI