»

Thứ năm, 28/11/2024, 22:49:42 PM (GMT+7)

Phát hiện ba loài động vật mới ở Việt Nam

(00:32:18 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Các nhà khoa học thuộc Quỹ Quốc tế Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) vừa công bố phát hiện hơn 145 loài mới trong năm 2009 tại khu vực sông Mekong, trong đó có ba loài ở Việt Nam.

Đó là loài dơi có mũi tách đôi (Murina eleryi) sống tại một khu rừng ở miền Bắc Việt Nam; loài ếch có tiếng kêu như dế (Leptolalax applebyi) thường ẩn mình trong những đống lá cây thuộc địa phận tỉnh Quảng Nam; và loài rắn không có răng nanh (Coluberoelaps nguyenvansangi) được tìm thấy ở địa phận tỉnh Lâm Đồng, Việt Nam.

 

Giải cứu ba cá thể rắn Hổ mang chúa

 


Ngày 2/1, Cảnh sát Môi trường (CSMT) Công an TP Hà Nội kiểm tra một xe ô tô bốn chỗ và phát hiện một thùng carton bên trong đựng ba cá thể rắn hổ mang lớn với tổng trọng lượng là 13 kg.

 

Tại cơ quan công an, đối tượng khai nhận đã mua ba cá thể rắn trên ở Vĩnh Phúc rồi thuê xe taxi vận chuyển ra Hà Nội bán.

 

Theo các chuyên gia, ba cá thể rắn trên là rắn hổ mang chúa (Ophiophagus hannah), thuộc nhóm IB, Nghị định 32/2006/NĐ-CP, nhóm động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm nghiêm cấm khai thác, sử dụng vì mục đích thương mại.

 

Hiện lực lượng chức năng đã bàn giao ba cá thể rắn Hổ mang Chúa cho Trung tâm Cứu hộ ĐVHD Sóc Sơn.

 


Chim rừng đang khóc với nạn săn, bắn, bẫy

 

Thời gian gần đây, tại tỉnh Quảng Nam , hằng ngày có hàng trăm tay bẫy và săn bắn chim vào rừng lùng sục tìm kiếm những loài chim quý để đưa về thành phố trao đổi, mua bán với dân chơi chim hay các nhà hàng ở địa phương.

 

Theo một người bán chim có thâm niên, vài năm trở lại đây thú chơi chim cảnh ở Quảng Nam trở nên rất phổ biến, người dân thích chơi các loài chim quý như chim Nhồng (Gracula religiosa), chim Chìa vôi (Saxicola Caprata).

 

Số lượng chim rừng trên địa bàn tỉnh đang ngày suy giảm do sự tàn phá rừng, môi trường sinh sống của chim và sự nhẫn tâm săn bắt kể cả chim non của con người.

 

Tràn lan hàng giả các bộ phận ĐVHD

 

Nhu cầu sử dụng các bộ phận từ động vật hoang dã (ĐVHD) quý hiếm để làm thuốc chữa bệnh trong một bộ phận người dân là một trong những nguyên nhân khiến nhiều loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng.

 

Và khi động vật tự nhiên không còn thì “công nghệ” làm giả động vật quý hiếm đã xuất hiện. Theo điều tra của Báo Đất Việt, xương hổ, cao hổ, sừng tê giác, ngà voi, mật gấu… đều bị làm giả một cách tinh vi, và chỉ được phát hiện khi đem xét nghiệm gene.

 

Trong số những vụ bị cơ quan chức năng bắt giữ, tỉ lệ hổ và các sản phẩm từ hổ bị làm giả chiếm khoảng 20%, ngà voi 5%, sừng tê giác 70%, còn mật gấu thì hầu hết là giả.

 

ENV ra mắt thêm một phim tuyên truyền ngắn về mật gấu

 


Tháng 12/2010, ENV cho ra mắt đoạn phim ngắn về mật gấu với tựa đề: “Mật gấu không phải là thần dược”.

 

Đây là hoạt động thường xuyên của ENV nhằm tuyên truyền tới người dân thông điệp: “Hãy nói không với mật gấu”. Theo nghiên cứu mới nhất “Phân tích thái độ và hành vi đối với việc sử dụng mật gấu ở Việt Nam ” của ENV, hai mươi hai phần trăm (22%) người Việt Nam thừa nhận đã từng sử dụng mật gấu.

 

Nhiều người tin rằng mật gấu là thần dược, chữa được bách bệnh, từ sưng tấy, bầm tím, bệnh về đường tiêu hóa thậm chí đến cả bệnh ung thư mà không hề có bất kì cơ sở khoa học hiện đại nào.

Theo ENV
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện ba loài động vật mới ở Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI