»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:23:04 AM (GMT+7)

Phát hiện 145 loài mới dọc sông Mekong

(17:35:59 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Giới nghiên cứu động vật hoang dã nói phát hiện được 145 loài mới dọc khu vực sông Mekong trong năm ngoái, bao gồm một loài cá có nanh, và cây ăn thịt cao 7 mét.

 

 cay[-]an[-]thit

Cây ăn thịt có thể cao đến 7m

ban[-]do[-]khu[-]vuc

Bản đồ khu vực

 

Công bố hôm 9/10/2010 các phát hiện khác có loài ếch kêu như dế, loài chim biết hót đầu như hói, và loài "cá dính", có thể gắn người vào đá ngược dòng nước chảy xiết, theo tổ chức WWF.

 

Với nanh nằm trước hàm, loài cá tuế trông như quỉ sứ là một trong số các loài vật kỳ quái mới tìm thấy trong năm 2009 trong vùng sống Mekong, bao gồm Campuchia, Lào, Miến Điện, Thái Lan, Việt Nam và tỉnh Vân Nam của Trung Quốc.

 

Được phát hiện thấy ở một nhánh sông thuộc Miến Điện, loài cá này dài khoảng 1,7 cm và có màu trắng trong.

 

Người ta không biết liệu nhóm cá này chỉ riêng biệt sống trong một hệ thống sinh thái riêng ở Miến Điện, hay còn tỏa ra khắp khu vực như một loài chung.

 

Trong số các khám phá kỳ lạ khác còn có loài chim trên mặt và phần đầu hầu như không có lông và có lớp da xanh xám đằng sau ót và quanh mắt.

 

Loài chim này sống trong khu rừng thưa trên vùng đồi núi đá vôi ở miền trung nước Lào.

 

Trong số các loài cây mới được ghi nhận có loài cây ăn thịt được tìm thấy ở miền nam Campuchia, leo cao đến 7 mét, có túi để bắt kiến cùng các loài côn trùng làm thức ăn.

 

Số lượng các phát hiện mới ở Mekong hầu như không nơi nào trên thế giới sánh bằng "Số lượng các phát hiện mới ở Mekong hầu như không nơi nào trên thế giới sánh bằng," giải thích của giám đốc phụ trách bảo tồn vùng của WWF Stuart Chapman nói với hãng tin AFP.

 

"Đó là vì điều kiện địa lý và khí hậu đa dạng trong khu vực, từ độ cao xuống đến rừng rậm nhiệt đới dày đặc và những vùng nước ngọt dồi dào nhất trên thế giới," ông nói.

 

Cảnh báo

 

"Không nghi ngờ gì, đây là một trong số những nơi đa dạng sinh học nhất, nhưng cũng là một trong số những nơi chịu nguy cơ nhiều nhất."

 

Khu vực sông Mekong là nơi cư trú của một loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng như hổ, voi Á châu, cá voi Mekong và loài cá tra khổng lồ Mekong, theo Quĩ Động vật Hoang dã Thế giới - World Wide Fund for Nature.

 

WWF cảnh báo loài cá tra khổng lồ ở Mekong - một trong số các loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới - có thể bị tuyệt chủng nếu tiếp tục thực hiện các công trình xây đập thủy điện dọc con sông dài nhất Đông Nam Á này, chặn nơi sinh sản của loài này.

 

"Chúng ta cần giữ cho một trong số các tài sản của thế giới được bảo tồn đúng mức," ông Chapman nói.

T.A (Theo BBC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Phát hiện 145 loài mới dọc sông Mekong

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI