»

Chủ nhật, 24/11/2024, 22:57:55 PM (GMT+7)

Những loài vật có tên ma quái

(17:35:24 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trong khi dơi ma cà rồng và quỷ dữ Tasmani gieo rắc nỗi kinh hoàng cho các loài động vật thì cá quái dị lại chẳng hề đáng sợ như cái tên của chúng.

Cá quái dị

 

 ca[-]quai[-]di

Victor Frankenstein là nhân vật chính trong một cuốn tiểu thuyết giả tưởng nổi tiếng mang tên "Frankenstein" ở thế kỷ 19. Theo tiểu thuyết, Frankenstein tạo ra một quái vật từ các bộ phận của xác chết.

 

Cá Franken (hay cá quái dị) được đặt tên theo Victor Frankenstein. Do chỉ là những con cá hồi bị biến đổi gene nên chúng không được công nhận là một loài. Tới nay giới khoa học vẫn tranh cãi về cá Franken. Một công ty có tên AquaBounty tại Mỹ đã tạo ra những con cá này và họ gọi chúng là AquAdvantage. Do bị biến đổi gene, cá Franken sinh trưởng nhanh gần gấp đôi so với cá hồi. Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ kết luận rằng cá Franken là thực phẩm an toàn đối với sức khỏe con người và môi trường.

 

Dơi ma cà rồng

 

 doi[-]ma[-]carong

 

Khác với cá quái dị, dơi ma cà rồng thực sự xứng đáng với cái tên mà con người dành cho chúng. Tất cả các loài trong họ dơi ma cà rồng - có nguồn gốc từ châu Mỹ - đều sống nhờ máu của những động vật có vú cỡ nhỏ. Tuy nhiên, chúng không hút máu, mà ngoạm thịt của con mồi rồi liếm máu chảy ra từ vết thương. Nước bọt của dơi ma cà rồng có khả năng chống đông máu, cho phép chúng hút máu trong thời gian dài.

 

Cua Yeti

 

 cua[-]

 

Kiwa hirsuta - tên khoa học của cua Yeti - được phát hiện dưới đáy Thái Bình Dương năm 2005. Hai càng và các chân của nó được bao phủ bởi rất nhiều lông cứng. Diện mạo kỳ dị của loài động vật giáp xác này khiến các nhà khoa học quyết định gọi chúng theo tên của người rừng khổng lồ Yeti - sinh vật huyền bí trong câu chuyện của nhiều người dân trên khắp thế giới. Những chiếc lông cứng giúp cua bắt mồi.

 

Quỷ dữ Tasmania

 

 qui[-]du

 

Trên đảo Tasmania của Australia có một loài động vật trông rất xấu xí được mệnh danh là quỷ dữ Tasmania. Tên khoa học của chúng là Sarcophilus harrisi. Hiện chúng là một trong những loài thú có túi chuyên ăn thịt sống có kích thước thuộc vào loại nhỏ nhất. Con đực trưởng thành có chiều dài khoảng 0,6 m, nặng 12 kg.

 

Quỷ dữ Tasmania có đầu to, cổ rộng, mõm ngắn, bộ móng vuốt sắc, thân chắc nịch. Bộ lông đen của chúng ngắn, dày và mềm. Chiếc hàm lớn và răng khoẻ cho phép chúng nhai vỡ xương con mồi. Chúng hoạt động chủ yếu về đêm và thường săn thú nhỏ, bò sát, cá và động vật không xương sống.



Tuy di chuyển chậm chạp nhưng quỷ dữ Tasmania khôn ranh và rất khỏe. Chúng thường tìm con mồi qua mùi và tấn công bất ngờ. Tuy chủ yếu sống trên mặt đất nhưng chúng có thể leo trèo lên cây.

 

Hiện tại quỷ dữ Tasmani đang đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng do một căn bệnh ung thư có khả năng lây lan.

 

Cá ma cà rồng

 

 ca[-]ma[-]carong

 

Một nhóm nghiên cứu của Bảo tàng Lịch sử tự nhiên tại London tìm thấy cá ma cà rồng (Danionella dracula) trong một dòng suối duy nhất tại Myanmar. Chiều dài thân của chúng chỉ khoảng từ 15 tới 25 mm. Các nhà khoa học gọi chúng là cá ma cà rồng vì chúng có hai chiếc răng nanh dài ở hàm dưới. Tuy nhiên, hai chiếc răng đó không phải răng thực sự, mà chỉ là phần kéo dài của xương và không được dùng để hút máu. Một nghiên cứu cho thấy những con cá ma cà rồng đực dùng hai răng nanh để đánh nhau.

 

Theo Minh Long (VnExpress)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những loài vật có tên ma quái

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI