»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:07:11 AM (GMT+7)

Những loài chim quý hiếm nhất thế giới

(00:31:08 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Danh sách giải thưởng của cuộc thi ảnh về các loài chim quý hiếm trên thế giới năm 2010 vừa được công bố với hơn 10 bức ảnh đoạt giải ở 3 thể loại khác nhau.đoạt

Theo báo Telegraph, cuộc thi ảnh về các loài chim quý hiếm trên thế giới được tổ chức nhằm bảo vệ hình ảnh của 566 loài chim có nguy cơ bị tuyệt chủng cao nhất cho một cuốn sách mới nêu bật tình trạng của chúng.



Hàng ngàn hình ảnh tham gia cuộc thi và các bức đoạt giải sẽ được công ty in ấn WILDGuides tập hợp trong cuốn Các loài chim quý hiếm nhất thế giới để xuất bản vào năm 2012. Lợi nhuận từ việc bán cuốn sách này sẽ được chuyển cho Chương trình BirdLife Quốc tế để giúp hỗ trợ dự án bảo tồn các loài chim quý hiếm trên toàn thế giới.



Giải thưởng của cuộc thi ảnh về các loài chim quý hiếm trên thế giới năm 2010 được chia làm 3 thể loại với hơn 10 giải thường được vinh danh. Dưới đây là danh sách những bức ảnh được giải thưởng:



Thể loại những loài chim có nguy tuyệt chủng nghiêm trọng



Nhiếp ảnh gia Shane McInnes giành giải Nhất với bức ảnh về loài chim Kakapo – một trong những loài vẹt không biết bay ở New Zealand.



Nhiếp ảnh gia Sávio Freire Bruno giành giải Nhì với bức ảnh về mẹ con loài vịt Merganser ở Brazil.



Giành giải Ba là nhiếp ảnh gia David Boyle với bức ảnh một con chim frêgat đang bay trên bầu trời ở đảo Christmas (Ấn Độ Dương).


Giải Tư thuộc về bức ảnh một con chim cú ở Maharashtra, Ấn Độ, của tác giả Jayesh K Joshi.



Giải Năm thuộc về tác giả Eric VanderWerf với bức ảnh loài chim Palila ở Hawaii (Mỹ).


Bức ảnh về loài chim ruồi Honduran Emerald ở Thung lũng Rio Aguan, Polligino (Honduras) của tác giả Robert E Hyman giành giải Sáu ở thể loại này.


Thể loại những loài chim có nguy tuyệt chủng



Tác giả Quan Min Li đã giành giải Nhất với bức ảnh một con cò quăm tuyệt đẹp đang bay trên không ở Trung Quốc.



Giải Nhì của thể loại này đã thuộc về nhiếp ảnh gia Huajin Sun với bức ảnh một con sếu đầu đỏ đang nhảy múa trên không.



Tác giả Daniel Rosengren giành giải Ba ở với bức ảnh đáng yêu của một con chim ruồi ở Peru.



Giành giải Tư là bức ảnh về loài chim ôtit ở Ấn Độ của tác giả Csaba Barkóczi.



Tác giả Martin Hale đến từ Trung Quốc giành giải Năm với ảnh về loài vịt vây cá.


Thể loại những loài chim di trú có nguy cơ tuyệt chủng cao



Tác giả David Boyle dành giải Nhất ở với bức ảnh hai con vẹt bụng màu cam ở Tasmania.

Theo Haf Hương/Vietnamnet
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Những loài chim quý hiếm nhất thế giới

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI