Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Nhân đôi số lượng hổ vào năm 2022
(00:31:55 AM 18/06/2011)
Hổ, loài vật biểu tượng cao quý cho sức mạnh và nghị lực, và là linh vật của nhiều quốc gia châu Á - đang trên bờ vực tuyệt chủng. Các chuyên gia ước lượng thế giới hiện chỉ còn 3.200 con hổ hoang dã so với 100.000 con cách đây một thế kỷ.
Cam kết nhân đôi số lượng hổ vào năm Nhâm Dần 2022 được coi là một quyết định mang tính lịch sử đối với loài động vật lớn nhất thuộc họ nhà mèo. Ảnh: Phạm Mạnh
Số phận hiện tại của loài hổ chính là bằng chứng rõ ràng nhất của sự suy thoái này. Trước tình hình trên, cam kết nhân đôi số lượng hổ vào năm Nhâm Dần 2022 được coi là một quyết định mang tính lịch sử đối với loài động vật lớn nhất thuộc họ nhà mèo.
Mười ba quốc gia nói trên đã nỗ lực trong suốt một năm trước đó. Từ việc soạn thảo kế hoạch của mỗi nước đến lên một kế hoạch bảo tồn hổ toàn cầu đầy tham vọng, xét về giải pháp và phạm vi của nó, đã được thành lập.
Các vấn đề đặt ra ở đây là làm sao loài động vật biểu trưng của sức mạnh và sinh lực này đang chịu nguy hiểm mỗi ngày trong khi châu Á có khả năng bảo vệ chúng? Liệu có thể nói một khu vực là thịnh vượng và thành công không khi mà khu vực đó đang để mất dần đi di sản thiên nhiên quí báu của mình?
Một số giải pháp đưa ra như phục hồi môi trường sống và các khu vực hành lang để quần thể hổ hiện đang bị cô lập có thể liên kết với nhau; ngăn chặn việc săn bắt trộm cũng như buôn bán hổ; tăng cường bảo vệ hổ lẫn các loài thú là con mồi của chúng và toàn bộ hệ sinh thái nói chung.
Trong khi các quốc gia châu Á đang sở hữu một nền kinh tế tăng truởng nhanh chóng và tiếp tục đứng đầu thế giới trong nhiều lĩnh vực như công nghệ, công nghiệp và thương mại thì sự giàu có và đa dạng của hệ sinh thái tự nhiên của châu lục này lại bị suy giảm và dần mất đi ý nghĩa quan trọng toàn cầu của mình - thông cáo báo chí của Quỹ Quốc tế Bảo tồn Thiên nhiên (WWF Chương trình Việt Nam) vừa phát đi cho biết.
Các nhà khoa học lý giải, hổ có vị trí trọng yếu ở châu lục và bảo vệ hổ không chỉ là bảo vệ một loài đơn lẻ mà đó là việc bảo vệ toàn bộ hệ sinh thái.
Lợi ích từ hoạt động này không phải là khái niệm mà là những con số cụ thể. Hàng trăm con sông bắt nguồn từ môi trường sống của hổ cũng như các dịch vụ du lịch liên quan tới hổ có thể mang lại hàng chục triệu đô la Mỹ lợi nhuận. Những khu rừng - môi trường sống của hổ - chính là nơi hấp thụ carbon, đóng vai trò như một hệ thống phanh, kìm hãm những tác động của quá trình nóng lên toàn cầu do con người tạo ra.
Năm 2010, năm Canh Dần, loài động vật biểu tượng toàn cầu này đã thu hút rất nhiều sự quan tâm chú ý. Trong vài tháng tiếp theo và trong suốt năm 2011, các quốc gia có hổ sẽ thực hiện cam kết tại St.Peterburg và bổ sung hoạt động cho Chương trình Phục hồi hổ Toàn cầu mà họ đã thông qua.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.