»

Chủ nhật, 19/01/2025, 09:08:19 AM (GMT+7)

Nguy cơ cây bông vải biến mất khỏi Đắc Lắc

(17:38:16 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Cây bông vải được đưa về trồng tại huyện Ea Kar và Krông Pách (Đắc Lắc) từ năm 1995-1996. Đây là những vùng đất tốt trồng thích hợp với cây bông vải. Nhưng những năm gần đây, diện tích cây bông vải giảm dần và hiện nay hoàn toàn biến mất khỏi vùng đất này.

 

 cay[-]bong[-]vai

 Cây bông vải có nguy cơ bị biến mất ở Đắc Lắc

 

Trong thời kỳ cây bông vải lên ngôi, sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao, nông dân ở huyện Ea Kar trồng trên 500 ha bông vải và huyện Krông Pách trồng gần 400 ha, tuy nhiên thời gian gần đây do trồng cây bông vải ở vùng đất này không còn hiệu quả như trước, nên bà con nông đã chuyển sản trồng các loại cây khác thu được lợi nhuận khá hơn.

 



Tại các vùng đất Ea Kar và Krông Pách trước đây bà con nông dân trồng cây bông vải đạt năng suất từ 1 đến trên 2 tấn bông hạt. Trong quá trình sản xuất, bà con được cung ứng đủ giống, các loại vật tư; đồng thời được bao tiêu toàn bộ sản phẩm với giá bảo hiểm. Nhiều hộ nông dân sản xuất bông vải đã cho thu nhập khá. Do giá bông hạt trong những năm gần đây giảm đáng kể so với trước, cơ quan chủ quản ngành bông tại các huyện này không đáp ứng yêu cầu về cung cấp vật tư và thu mua sản phẩm.

 

Người trồng bông vải gặp khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Các xã trước đây trồng nhiều diện tích bông như: Ea Sô, Ea Sar, Chư Huê, Xuân Phú và Ea Tih (Ea Kar), Krông Buk, Ea Phê, Ea Kuang, Hoà Tiến và Vụ Bổn (Krông Pách) đã chuyển đất sang trồng ngô lai, mía và đậu đỗ. Một số vùng đất trước đây trồng bông vải, bà con nông dân chuyển sang trồng cỏ chăn nuôi bò, trồng cây điều và trồng rừng nguyên liệu.

 



Từ đầu năm 2010, Ngành bông có chính sách mới khuyến khích nông dân phát triển cây bông vải. Trong đó có việc tăng giá mua bông hạt, bao tiêu toàn bộ sản phẩm và cung ứng đủ vật tự phục vụ sản xuất. Tuy vậy, đến nay nông dân ở những vùng này vẫn không trở lại trồng cây bông vải. Trong khi đó, ngành công nghiệp dệt may nước ta hàng năm phải nhập hàng vạn tấn bông, xơ từ Ấn Độ, Trung Quốc, Mỹ.v.v...nhưng tiềm năng về nguồn bông từ Đắc Lắc lại chưa được khôi phục. Thực trạng trên đòi hỏi các cơ quan chức năng cần xem xét chính sách khuyến khích phát triển trồng bông để góp phần chủ động hơn về nguồn nguyên liệu cho công nghiệp dệt may, một ngành kinh tế xuất khẩu mạnh nhưng luôn ở tình trạng "ăn đong" nguyên liệu từ nước ngoài.

 

Nguyễn Tiên Tri
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Nguy cơ cây bông vải biến mất khỏi Đắc Lắc

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI