Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Nấm mốc tấn công Cụ Rùa?
(00:30:36 AM 18/06/2011)
“Tôi rất lo lắng về tình trạng nước Hồ Gươm. Quan sát qua ảnh, tôi cho rằng có thể Rùa Hồ Gươm đang bị nhiệm nấm mốc nặng. Nếu không xử lý nhanh, tính mạng Rùa sẽ bị đe dọa”, một bác sỹ thú y về động vật hoang dã đến từ Vườn thú Cologne (CHLB Đức), đang làm việc ở Vườn Quốc gia Cát Bà, Hải Phòng, cảnh báo. Bà cho biết sẵn sàng tham gia hội chẩn và tư vấn sức khỏe cho Cụ Rùa nếu được yêu cầu.
Hồ Gươm cạn đến mức trẻ em nhảy xuống một bệ đá dưới lòng hồ ăn kem. (Ảnh: Tấn Vinh, chụp ngày 23-1-2011)
Timothy McCormack, Điều Phối viên Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á, người cũng tham dự hội thảo, khẳng định những vết lở loét trên thân thể Cục Rùa là có thực và nghiêm trọng, cần nhìn nhận nguyên nhân của vấn đề một cách tổng thể hơn thay vì chỉ tập trung vào rùa tai đỏ, sinh vật ngoại lai đang sống trong Hồ Gươm. Timothy hy vọng hội thảo sẽ giúp đưa ra một quyết định nhanh chóng về phương án chữa trị cho Cụ Rùa và cần tôn trọng ý kiến của các chuyên gia thú y.
Đến dự cuộc hội chẩn về tình trạng sức khỏe Cụ Rùa, được biết, còn có TS Nimal Fernando, chuyên gia thú y nổi tiếng đến từ Vườn thú Đại dương, Aberdeen (Hồng Kông, Trung Quốc). Nhà động vật học nhiều năm kinh nghiệm về bò sát ở Bảo tàng Động vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Vũ Ngọc Thành, cũng tham dự hội thảo có một không hai này. Trước thềm hội thảo, ông Thành cũng lưu ý “Việc chữa trị cho Cụ Rùa cần được tiến hành khẩn cấp và hãy để các bác sỹ thú y quyết định. Các ý kiến khoa học về Cụ Rùa ở Việt Nam còn rất khác nhau. Vì thế, để tiến độ khỏi bị ảnh hưởng, tôi đề nghị các nhà khoa học không nên can thiệp vào công việc của chuyên gia thú y”.
Hồ Gươm ô nhiễm nặng?
Chúng tôi từng phản ánh việc các nhà khoa học đưa ra một số bằng chứng về dấu hiệu tăng vọt lượng tảo độc trong Hồ Gươm và nhiều thuỷ vực khác ở Hà Nội, đồng thời cảnh báo Hồ Gươm đang trở thành ao tù, không còn là một hồ tự nhiên theo đúng nghĩa.
GS.TS Đặng Đình Kim - Phó Viện trưởng Viện Công nghệ Môi trường (IET), cho biết các nhà khoa học của IET tìm hiểu rất kỹ về tảo độc trong các hồ trọng điểm ở Việt Nam và Hà Nội nói riêng trong đó có Hồ Gươm với hàng loạt đề tài từ cách đây tám năm.
Tập trung vào Hồ Gươm, các nhà khoa học nhận thấy khoảng sáu đến bảy năm lại đây, hàm lượng các chất dinh dưỡng thuộc nhóm amoni, nitrat, và phosphat (chủ yếu phát sinh từ chất thải) tăng lên đáng kể.
Liên quan đến hệ tảo trong Hồ Gươm, khảo sát nhiều lần cho thấy loài tảo lam độc đang phát triển rất nhanh và mạnh theo thời gian. Nếu như năm 1997 mới chỉ đếm được 3,5 triệu tế bào trong một lít nước mẫu lấy trong Hồ Gươm, năm 1998 đếm được 4,6 triệu, đến tháng 2 năm 2005, lượng tế bào tảo lam độc đã lên đến 532 triệu, thậm chí 747 triệu/lít nước mẫu.
"Đây là con số vô cùng lớn và rất đáng báo động " - Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Đình Kim nói.
Tham khảo bảng tiêu chuẩn nước của Australia, được biết, nếu hàm lượng microcystin (tên của một loại tảo lam độc cũng có ở Hồ Gươm đang đề cập) ở mức 15 triệu tế bào/lít nước trở lên, nước được xem là có độ độc cao.
Như vậy, mẫu nước Hồ Gươm được IET nghiên cứu có độ độc gấp ít nhất 30 lần so với ngưỡng độc cao của tiêu chuẩn Australia (Việt Nam chưa đưa ra tiêu chuẩn này). Các nhà khoa học lưu ý tảo lam độc không phải là thứ tạo nên mầu đặc trưng của Hồ Gươm.
Mầu lục thuỷ mà những người yêu Hồ Gươm rất sợ mất được tạo nên bởi loại tảo gọi là tảo lục. Trong cùng mẫu nghiên cứu của IET, lượng tảo lục đếm được không đáng kể, chỉ 10-35 triệu tế bào/lít.
Hàm lượng độc tố 0,626-0,798mg/g tế bào tảo lam Hồ Gươm rất cao. Một lượng như thế trong một lít nước, theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), đủ để gây ngộ độc trường diễn và dẫn đến ung thư cho người. Đó các acid amin có cấu trúc dị vòng và gây ngộ độc gan. Theo Tiến sĩ Yến, cán bộ thuộc IET, hiện ở Hà Nội, hai hồ bị o nhiễm tảo lam độc nặng nhất là Hồ Gươm và hồ trong Công viên Bách Thảo.
Dự án "Luận chứng Kinh tế Kỹ thuật Tôn tạo các Công trình Giao thông Đô thị Khu vực hồ Hoàn Kiếm" của Sở Giao thông Công chính Hà Nội do Viện Xây dựng Công nghiệp, Bộ Xây dựng, cũng từng báo động về tình trạng ô nhiễm Hồ Gươm từ cách đây gần 20 năm.
Lập tháng 5-1993 với tổng kinh phí hơn 44 tỷ, phần luận chứng kinh tế kỹ thuật của dự án từng cảnh báo: "Tổng số vi trùng E. Coli lên tới 2400 con trên/100 ml. Vi trùng Weleliu mọc đen kịt trong nước hồ". Hay "Hồ Hoàn Kiếm nằm ở trung tâm Thủ đô Hà Nội với khối lượng nước khổng lồ 150.000 m3 đang bị nhiễm bẩn nặng, rất dễ là nguyên nhân cho các ổ dich bệnh lây lan và phát triển, là mối đe doạ nghiêm trọng đối với con người và môi trường sinh thái của rùa đang sống trong Hồ Hoàn Kiếm".
Đáng chú ý, nhận định của các nhà khoa học tại IET và bên Bộ Xây dựng không được tất cả các nhà khoa học đồng tình. Có ý kiến cho đó là thổi phồng, là cách để tiêu tiền dự án.
Nhưng GS.TSKH Dương Đức Tiến, ĐH Quốc gia Hà Nội, chuyên gia hàng đầu về tảo ở Việt Nam, lại chia sẻ với các phát hiện ô nhiễm nói trên: "Hoàn Kiếm không còn là một hồ nữa mà là cái ao tù bẩn. Phải trả lại trạng thái cân bằng sinh thái tự nhiên cho hồ. Phải có thêm các loài thuỷ sinh khác để giúp tiêu thụ các chất phì dưỡng và phải có một cuộc hội thảo toàn diện".
Nếu trời tiếp tục không mưa, xử lý thế nào với tình trạng nước cạn? Theo TS Bùi Minh Tăng, GĐ Trung tâm Dự báo Khí tượng&Thủy văn Trung ương, từ giờ đến hết mùa khô năm 2011, khó có khả năng mưa và mưa to ở Hà Nội, giúp cải thiện tình trạng cạn nước ở Hồ Gươm. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.