»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:08:48 PM (GMT+7)

Năm Dần - Chung tay bảo vệ hổ

(17:41:05 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Trong buổi họp báo ngày 15/3 tại Hà Nội, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) lên tiếng kêu gọi cộng đồng chung tay bảo vệ các cá thể hổ cuối cùng trong tự nhiên và công bố những kết quả ban đầu của chương trình điều tra kéo dài 12 tháng về nạn buôn bán hổ do ENV thực hiện.

Bà Nguyễn Thị Vân Anh - Điều Phối viên Chương trình Bảo vệ Động vật  Hoang dã của ENV - phát biểu: “Qua chương trình điều tra, chúng tôi nhận thấy nhu cầu sử dụng xương hổ làm thuốc đông y ở Việt Nam ngày càng tăng, đặc biệt là những người giàu có. Chính nhu cầu này đã góp phần làm suy giảm quần thể hổ, không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước có hổ phân bố.”

 

Bà Vân Anh cho biết kết quả của chương trình điều tra cho thấy mối liên hệ giữa một số trang trại nuôi hổ và hoạt động buôn bán hổ trái phép, đồng thời đưa ra bức tranh toàn cảnh về hoạt động buôn lậu hổ qua biên giới và các đối tượng chính có thể liên quan đến hoạt động buôn bán hổ ở Việt Nam.

 

Theo thông tin gần đây của WWF, các nhà khoa học ước tính ở Việt Nam chỉ còn khoảng 30 cá thể hổ hoang dã trong tự nhiên. Nạn săn bắt, mất môi trường sống và suy giảm nguồn thức ăn là những nguyên nhân chính dẫn đến việc suy giảm số lượng hổ trong tự nhiên.

 

Từ năm 2005, theo số liệu theo dõi của ENV, cơ quan chức năng đã bắt giữ 16 vụ buôn bán, vận chuyển hổ bao gồm 29 con hổ. ENV cho rằng con số này rất nhỏ so với số lượng hổ thực tế bị buôn bán trái phép có nguồn gốc từ các trang trại ở Việt Nam và bị buôn lậu từ nước ngoài vào Việt Nam để làm “cao hổ” - một loại thuốc đông y được cho là có tác dụng chắc xương, tăng cường sức khoẻ và chữa trị nhiều bệnh khác.

 

Chương trình điều tra được tiến hành với sự phối hợp của các cán bộ điều tra thuộc một số các cơ quan chức năng, đã khảo sát 6 cơ sở tư nhân nuôi hổ cùng với hai vườn thú trên cả nước.

 

Cán bộ điều tra cũng tiến hành phỏng vấn những đối tượng liên quan đến các vụ buôn lậu lớn, các đối tượng chuyên nấu cao, các chủ hiệu thuốc đông y và những người báo tin các vụ việc.

 

Từ năm 2006, phòng bảo vệ động vật hoang dã của ENV lưu trữ tổng số 104 vụ vi phạm về hổ trong đó có 16 vụ bị bắt giữ, tịch thu hổ đông lạnh, bộ phận cơ thể hoặc xương hổ và một vụ buôn bán hổ sống.

 

Hoạt động buôn bán hổ ở Việt Nam chủ yếu tập trung cung cấp hổ cho nhu cầu làm cao hổ. Cao hổ được bán trực tiếp cho những khách hàng tiêu thụ trong nước, không xuất khẩu ra nước ngoài.

 

Những khách hàng mua cao hổ thường thông qua các mối quan hệ cá nhân với các đối tượng môi giới, chứng kiến quá trình chế biến để đảm bảo chất lượng sản phẩm. Họ rất ít khi mua các sản phẩm bán sẵn tại các cửa hiệu.

 

Ba trong sáu trang trại nuôi hổ tư nhân đã đăng kí có dấu hiệu liên quan đến hoạt động buôn bán hổ trái phép. Phần lớn trong số 29 con hổ bị bắt giữ có thể có nguồn gốc từ nước ngoài như các trang trại nuôi hổ ở Lào.

 

Bà Vân Anh chia sẻ: “Nạn buôn bán hổ không chỉ là vấn đề của một quốc gia mà là vấn đề mang tính quốc tế. Các cơ quan thực thi pháp luật của chúng ta cần phối hợp chặt chẽ hơn với các cơ quan có liên quan của Lào, Campuchia, Thái Lan và những quốc gia khác để điều tra những đường dây buôn bán, xác định và truy tố những đối tượng cầm đầu trong các vụ buôn bán trái phép.”

Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Năm Dần - Chung tay bảo vệ hổ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI