»

Chủ nhật, 24/11/2024, 16:40:07 PM (GMT+7)

Mai, ra quân bắt rùa

(00:29:32 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Mai hoặc ngày kia, Hà Nội sẽ ra quân đánh bắt Rùa Hồ Gươm để phục vụ cho việc chữa trị, một người trong nhóm chịu trách nhiệm này cho biết.

>> Rùa lại nổi với vết đốm trắng trên đầu

>> Chống sốc, lo thức ăn thế nào

>> Báo cáo đầu việc, triển khai ngay

>> Thử chui vào bẫy

>> Đưa cụ Rùa lên Tháp Rùa

>> Hôm nay, chốt phương án cứu Cụ Rùa

>> Cách ly chứ không đưa khỏi bờ

>> Bắt rùa tai đỏ bằng nhiều loại bẫy

 

Một trong những chiếc bẫy từng đạt được thành công trong việc bắt thử nghiệm rùa tai đỏ ở hồ Văn Quán (quận Hà Đông) đang được đặt ở quanh Đền Ngọc Sơn.

 

Trước đó, trong thông báo kết luận tại buổi làm việc ngày 2/3 về việc tiếp cận, dẫn dắt, chữa trị Rùa Hồ Gươm, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, ông Nguyễn Văn Khôi, yêu cầu về thi công, lắp đặt bể lưu giữ phục vụ chăm sóc, chữa trị Rùa Hồ Gươm, Sở Khoa học&Công nghệ chỉ đạo gia công, lắp đặt hoàn thành ngày 4/3.

 

Về gia công lưới, phương thức đưa dẫn rùa về nơi chữa trị, Sở Nông nghiệp& Phát triển Nông thôn chỉ đạo Chi cục Thủy sản hoàn thành ngày 4/3 và phối hợp với các chuyên gia bố trí ba ca tổ chức đưa dẫn rùa đảm bảo an toàn.

 

Sở Xây dựng chỉ đạo hoàn thành lắp đặt hàng rào và quây rào bể dưới nước theo nhiệm vụ được giao ngày 4/3.

 

 

Những nỗ lực cứu rùa Hồ Gươm trong lúc các đơn vị cải tạo môi trường hồ thu hút sự chú ý của dân.

 

Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội được giao tiếp tục tổ chức bẫy, bắt rùa tai đỏ thường xuyên.

 

Sở Xây dựng Hà Nội chỉ đạo Công ty Thoát nước tiếp tục phối hợp với PGS.TS Hà Đình Đức kiểm tra, giải quyết các vật cản khu vực xung quanh đảo Đền Ngọc Sơn.

 

Phó Chủ tịch Nguyễn Văn Khôi cũng chỉ đạo Công ty Công viên Cây xanh kiểm tra, cắt tỉa các cành cây, lá rủ xuống mặt nước, không để ảnh hưởng đến Rùa  Hồ Gươm.

 

Bắt đầu từ ngày 4/3, Sở Nông nghiệp&Phát triển Nông thôn, Hội đồng Chữa trị Rùa Hồ Gươm chỉ đạo bố trí lực lượng tổ chức trực ba ca liên tục (các tổ, nhóm thực hiện việc bắt, dẫn dụ rùa về nơi lưu giữ, chăm sóc và tổ chẩn đoán, khám, chữa trị rùa) để thực hiện các nhiệm vụ được giao.

 

Trong nhóm đánh bắt, thành viên Hội đồng Chữa trị Rùa Hồ Gươm, được biết, có ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch Tập đoàn KAT. Ông Khôi có 14 năm nuôi rùa, trong đó có cả rùa tai đỏ.

 

 

Những “nạn nhân” của những chiếc bẫy được nhốt trong lồng kính khung gỗ có kích thước 70cm x 160m được đặt trong khuôn viên Đền Ngọc Sơn.

 

Lấy mẫu phân tích nước Hồ Gươm

 

Sáng nay, 3/3, hai cán bộ quan trắc thuộc Sở Tài nguyên&Môi trường Hà Nội tiến hành lấy mẫu nước Hồ Gươm để phân tích mức độ ô nhiễm sau khi nước sạch được bổ cập vào hồ từ mấy ngày nay.

 

Anh Đặng Thành Trung, cán bộ Trung tâm Quan trắc&Phân tích Tài nguyên Môi trường thuộc Sở Tài nguyên&Môi trường Hà Nội, chèo thuyền phao ra tận giữa Hồ Gươm để lấy mẫu nước về phân tích.

 

Khi được hỏi về mức độ ô nhiễm đã được cải thiện bao nhiêu phần trăm sau khi nước sạch được bổ cập vào Hồ Gươm, anh Trung nói “chưa thể đánh giá sơ bộ về nước Hồ Gươm giảm ô nhiễm bao nhiêu phần trăm mà phải đợi kết quả phân tích, sẽ có trong hai hoặc ba ngày tới.”

 

Ngoài việc bổ cập nước và vớt rác xung quanh hồ, có ý kiến cho rằng TP Hà Nội nên vớt bớt tảo độc vì nhiều chỗ tảo độc nổi dầy đặc khiến cho các sinh vật nói chung và rùa nói riêng thiếu oxy nên rùa mới nổi nhiều hơn như trong những ngày gần đây.

 

 

Tảo dầy đặc trên mặt hồ trôi nổi gần các ống phun ước vào hồ.

 

Đồng tình với ý kiến trên, một nhà khoa học (xin được giấu tên) ở Hội Động vật học Việt Nam cho biết nếu chỗ nào tảo dầy quá thì dùng lưới vớt bớt đi, như vậy cũng không ảnh hưởng đến thủy sinh vật dưới hồ.

 

Ông Nguyễn Ngọc Khôi cho biết ngoài việc vớt bớt tảo độc, cần pha vôi bột vào nước rồi phun đều để tiêu diệt tảo độc “chứ độ ẩm cao như thế này tảo sẽ mọc rất nhanh.”

 

 

Công nhân vệ sinh môi trường tiếp tục vớt rác, lá cây nổi trên mặt hồ.

 

Cùng với việc bổ cập nước vào Hồ Gươm, mấy ngày nay các công nhân vệ sinh môi trường tiếp tục tiến hành vớt rác, lá cây xung quanh hồ, giúp cho mặt hồ sạch sẽ hơn trước.

 

 

PGS.TS Hà Đình Đức, người 20 năm nghiên cứu Rùa Hồ Gươm, cùng với các công nhân phát hiện vật cản dưới lòng hồ, chỉ cách nơi đặt chiếc lồng nhốt rùa tai đỏ gần 20m.

 

Cũng trong sáng nay, PGS. TS Hà Đình Đức, người có 20 nghiên cứu Rùa Hồ Gươm, và các công nhân bơi thuyền rà soát các vật cản trong lòng hồ và bước đầu đã phát hiện vật cản dưới lòng hồ gần Đền Ngọc Sơn, nơi đang giữ những con rùa tai đỏ mà Sở Khoa học&Công nghệ bắt được mấy ngày nay. 

Bafi, ảnh: Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Mai, ra quân bắt rùa

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI