»

Thứ bảy, 18/01/2025, 13:07:20 PM (GMT+7)

Lưới bắt rùa đã hoàn thành

(00:28:28 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Chiều 14/3, tập đoàn KAT đã làm xong tấm lưới dùng cho việc vây bắt Rùa hồ Gươm lần hai.

>> Bắt lại Rùa Hoàn Kiếm khó hơn nhiều

>> Hôm nay, chốt phương án bắt rùa lần hai

>> Bảy ngày làm lưới mới bắt Rùa Hoàn Kiếm

>> Đề xuất tận dụng lưới đã rách bắt lại rùa

>> Chen nhau xem bắt Rùa Hồ Gươm

>> Nên mời ngay chuyên gia ngoại

>> Thiết kế lưới mới bắt lại Rùa Hồ Gươm

>> Rùa Hồ Gươm phá rách hai tầng lưới thoát ra ngoài

 

Các công nhân KAT đang ở khâu cuối cùng làm lưới. Ảnh chụp ngày 13/3: Thanh Hoa.

 

Sau vụ bắt rùa không thành ngày 8/3, trong đó có nguyên nhân là tấm lưới không đảm bảo chất lượng, thành phố Hà Nội đã giao cho KAT, đơn vị có kinh nghiệm chăm sóc rùa thực hiện làm lưới mới.

 

Ông Nguyễn Ngọc Khôi, phó tổng giám đốc tập đoàn KAT, đội trưởng đội lai dẫn rùa Hồ Gươm cho biết, tấm lưới để kéo cụ rùa đã hoàn thành, lực lượng lai dẫn luôn trong tình trạng sẵn sàng đưa cụ Rùa lên cạn.

 

Đây là loại lưới sản xuất tại Nhật Bản, có kích thước khoảng 1.000m2, mành lưới dày gấp 5 lần so với tấm lưới lần đầu đã bị rách, trọng lượng của lưới lên đến gần 1 tấn.

 

"Thời điểm đưa rùa hồ Gươm còn chờ thành phố Hà Nội quyết định", ông Khôi noi, "Có lẽ nhiệt độ ấm lên thì mới có thể bắt cụ rùa được, chúng tôi thì luôn ở trong tình trạng sẵn sàng ngay khi thành phố đưa ra quyết định".

 

Phó giáo sư, tiến sĩ Hà Đình Đức, thành viên hội đồng cứu rùa hồ Gươm cũng nói rằng, thời điểm này vẫn chưa quyết định xem lúc nào sẽ đưa cụ lên.

 

Trong lần ra quân thứ hai, thành phố sẽ huy động 20 chiến sĩ đặc công nước, 10 thuyền để tham gia phối hợp bắt cụ Rùa với lực lượng của KAT.

 

Bình luận về việc đưa thêm đặc công nước, giáo sư Mai Đình Yên, phó chủ tịch hội sinh thái học Việt Nam, nói rằng điều đó không cần thiết.

 

"Như vậy là quá cầu kỳ, chúng ta nên tìm những người có kinh nghiệm trong đánh bắt thủy sản. Các chiến sĩ đặc công nước có nghề riêng của họ, có lẽ chưa ai từng tham gia đánh bắt thủy sản, hay bắt rùa bao giờ", giáo sư Yên nhấn mạnh.

 

Theo ban chỉ đạo khẩn cấp cứu rùa hồ Gươm, trước khi bắt cụ Rùa, lực lượng bắt sẽ có những buổi tập tại một địa điểm gần giống với thực địa và có quy định rõ nhiệm vụ của từng cá nhân để tránh chồng chéo như lần bắt trước.

Theo Hương Thu/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lưới bắt rùa đã hoàn thành

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI