Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Loài chim bên bờ vực
(00:31:53 AM 18/06/2011)
Chỉ cách thành phố Phan Thiết khoảng 3km, nhưng nơi đây vô cùng hoang vắng. Hàng chục hố lở chạy dài dựng đứng nối tiếp, có hố sâu trên 100m, rộng vài chục hécta, rất đẹp và nguy hiểm. Vì vậy, có loài chim hàng năm chọn nơi đây di cư đến làm tổ – đó là chim ngũ trảu.
Đây là loài chim có màu lông ngũ sắc, sống ở rừng thưa và rừng già, gồm bốn loại: ngũ trảu đầu hung (tên khoa học: merops orientalis), ngũ trảu đầu vàng (merops viridis), ngũ trảu ngực nâu (merops superciliosus), ngũ trảu họng vàng (merops leschenaulti). Riêng ngũ trảu đầu vàng có vóc dáng nhỏ thì không di cư, thường sống quanh nơi thôn xóm, ruộng vườn, và ở rừng thưa… theo từng đôi một.
Chúng không phải là loài chim săn mồi, nhưng đặc điểm bắt mồi của chúng rất độc đáo, đó là lao đi với tốc độ rất cao trên không trung để bắt các loại côn trùng đang bay (như bướm, chuồn chuồn, các loại côn trùng kể cả ong vò vẽ…).
Đây là loài chim có đặc tính di cư. Trừ ngũ trảu đầu vàng, chúng đều sống ở rừng già, nhưng đến mùa làm tổ vào khoảng tháng 4 thì tụ tập nhau lại di cư về những nơi có vực sâu, vách đất dựng đứng, dùng mỏ đào hang sâu 1 – 1,5m để làm tổ (ảnh 1), mỗi lần đẻ 4 – 5 trứng. Lợi dụng đặc điểm này, những kẻ săn bắt chim đã bất chấp nguy hiểm từ những vách đất cheo leo, dùng thuổng đào hang bắt lấy trứng, chim non… mang bán. Đó là những hình ảnh độc ác, đáng lên án gay gắt! (ảnh 2).
Để tìm hiểu đời sống của chúng ở trong hang, tôi cũng đào hang như chúng để chụp được ảnh từ bên trong và chụp từ vực sâu (ảnh 6).
Con người trở thành kẻ thù nguy hiểm nhất của loài ngũ trảu này, họ vô tâm không biết rằng đây là loài chim ăn côn trùng gây hại… và còn tặng chúng ta vô vàn những khoảnh khắc đẹp đẽ của tự nhiên (ảnh 3).
Bắt đầu đào hang làm tổ vào tháng 3, kết thúc vào tháng 6, chim non trưởng thành còn sống sót thường được bố mẹ và chim đầu đàn tập hợp về một bụi cây nào đó (ảnh 5). Khi “hàng ngũ” đã chỉnh tề, đông đủ thì chúng đồng loạt trở lại rừng già. Nơi chúng đến làm tổ ồn áo náo nhiệt bao nhiêu thì khi chúng đi rồi, vắng lặng bấy nhiêu. Là người chào đón khi chúng di cư đến và cũng luôn là người đưa tiễn chúng về lại rừng già, điều làm tôi đau xót nhất là bầy chim mỗi năm một ít dần, thưa dần vì lòng tham của con người (ảnh 4).
Ảnh 1 |
Ảnh 2 |
Ảnh 3 |
Ảnh 4 |
Ảnh 5 |
Ảnh 6 |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.