»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:42:28 PM (GMT+7)

Lo ngại trước cái chết của tê giác

(17:39:40 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trao đổi xung quanh việc phát hiện một bộ xương tê giác tại vườn quốc gia Cát Tiên (Lâm Đồng), GS.TSKH Đặng Huy Huỳnh - chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam - nói khi hay tin này ông và một số nhà khoa học thật sự bị sốc.


Bộ phận xương đầu tê giác chết ở vườn quốc gia Cát Tiên - Ảnh: Đ.Tuyên


>> Tê giác một sừng bị sát hại tại vườn quốc gia Cát Tiên

 

GS Huỳnh cho biết tê giác hiện còn ở Việt Nam chỉ tính trên đầu ngón tay, nhiều thông tin cho rằng chỉ còn 5-7 con. Đây là động vật hoang dã được cả thế giới và Việt Nam xem như quý hiếm nhất, cần được ưu tiên chăm sóc, bảo vệ một cách tốt nhất. Việc cơ quan chức năng phát hiện một bộ xương tê giác, cho dù chưa kết luận là chết tự nhiên hay bị sát hại, nhưng việc để một con tê giác chết là điều rất đáng buồn cho công tác bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm ở Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa nếu không sớm tìm ra nguyên nhân, không có những giải pháp bảo vệ hữu hiệu, tê giác đang có nguy cơ tuyệt chủng và nguy cơ này đến rất gần.

 

Hai điểm đáng ngờ cần làm rõ


GS Huỳnh khẳng định giữa nhiều thông tin xung quanh việc phát hiện một bộ xương tê giác ở vườn quốc gia Cát Tiên hiện có nhiều điểm rất đáng ngờ mà cơ quan chức năng phải làm rõ:

 

- Thứ nhất, cơ sở nào để khẳng định đó là khung xương của con tê giác cái, không có sừng, khẳng định như vậy có phải để trốn tránh trách nhiệm khi để xảy ra việc tê giác bị sát hại, vì thực tế mục tiêu của việc săn bắn, đặt bẫy với tê giác là để lấy sừng và sừng tê giác chỉ có ở những con đực, trong khi Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) nói con tê giác này đã bị bắn và bị cưa sừng.

 

- Thứ hai, với một con tê giác nặng hàng tấn, khi phát hiện chỉ còn lại bộ khung xương tức là con tê giác này đã chết rất lâu, ít nhất là 2-3 tháng mới có thể phân hủy hết thịt, trong khi có thông tin nói đã chết cách đây năm tháng. Vậy công tác tuần tra, chăm sóc, bảo vệ đối với một loài động vật hoang dã quý hiếm nhất Việt Nam được thực hiện ra sao mà sau khi chết vài tháng mới phát hiện?

 

Theo GS Huỳnh, bằng mọi cách các cơ quan chức năng phải tìm được nguyên nhân dẫn tới cái chết của con tê giác này, dù chết bệnh hay chết do sát hại cũng phải xác định một cách thật chính xác, có như vậy mới có giải pháp, kế hoạch để bảo vệ, bảo tồn số tê giác còn rất ít ỏi ở Việt Nam.

 

Chờ kết quả giám định vết đạn

 

Chiều 12-5, trao đổi qua điện thoại với Tuổi Trẻ, ông Huỳnh Đức Hòa, chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết UBND tỉnh có nhận được báo cáo của vườn quốc gia Cát Tiên về việc phát hiện xác tê giác. Theo báo cáo này, có thể con tê giác chết tự nhiên. Ông Hòa cho biết đã chỉ đạo Công an tỉnh Lâm Đồng phối hợp với vườn quốc gia Cát Tiên làm rõ nguyên nhân.

 

Trong khi đó, ông Phạm Viết Hội, phó giám đốc Công an Lâm Đồng, cho biết nhiều khả năng con tê giác này bị giết. Về thông tin dấu vết đạn trên thân thể con tê giác, ông Hội cho rằng “còn chờ kết quả giám định vì dấu vết đã bị biến dạng”.

 

Theo ông Hội, sau khi tiến hành khám nghiệm hiện trường, cơ quan điều tra đã có cuộc họp đánh giá vụ việc và chờ kết quả giám định của cơ quan chuyên môn để có hướng xử lý tiếp vụ việc.

 

Chiều cùng ngày, ông Trần Văn Thành - giám đốc vườn quốc gia Cát Tiên - cũng xác nhận có việc phát hiện đầu đạn găm vào xương tê giác. Theo ông Thành, sau khi bộ xương tê giác được thu nhặt, tập trung về trụ sở vườn quốc gia Cát Tiên, các chuyên gia lấy một số mẫu trên bộ xương để dùng cho việc xét nghiệm. Khi các chuyên gia cạy một phần gân thịt còn bám vào một khúc xương đùi (cũng có thể xương ống chân - chưa xác định rõ) thì  bất ngờ phát hiện có một đầu đạn găm vào ống xương.

 

Ông Thành nói: “Đầu đạn nhỏ, đã gỉ sét, hình thù không còn nguyên vẹn, có chiều ngang khoảng 4-5 li và dài cỡ 5-6 li. Các chiến sĩ công an của tỉnh Lâm Đồng đã nạy đầu đạn ra, cất vào bịch và nói sẽ gửi cho Viện Khoa học hình sự để giám định.

 

Ngay khi phát hiện có đầu đạn, chúng tôi đều thống nhất với nhau cùng một kết luận: viên đạn này chỉ có thể gây thương tích cho con tê giác chứ không thể giết chết nó được. Tới thời điểm này tôi vẫn cho rằng tê giác chết tự nhiên, còn chính xác đến đâu thì phải chờ kết luận điều tra của công an cũng như kết quả xét nghiệm các mẫu vật đang gửi bên Canada”.


WWF: bộ xương tìm thấy là loài tê giác Java rất hiếm

Cùng ngày, WWF Việt Nam đã chính thức phát đi thông cáo báo chí khẳng định bộ xương được phát hiện chính là loài tê giác Java và đây là một trong hai quần thể tê giác còn sót lại trên Trái đất. “Việc cá thể tê giác này bị giết trộm cho thấy tình trạng nguy hiểm mà các loài thú quý hiếm như tê giác và hổ đang phải đối mặt hiện nay tại Việt Nam. WWF khẩn thiết mong Chính phủ Việt Nam mở ngay một cuộc điều tra trên diện rộng về việc cá thể tê giác bị giết chết này” - trưởng Ban quản lý chương trình-WWF Việt Nam đề nghị.

Tuổi Trẻ
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lo ngại trước cái chết của tê giác

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
CPECO VACNE
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI