Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Lo ngại cho số phận loài rùa ở Việt Nam
(17:36:15 PM 18/06/2011)
Từ triển lãm rùa
Là một trong những tổ chức phi chính phủ hàng đầu ở Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực bảo tồn các loài động vật hoang dã (ĐVHD), ENV cử các cán bộ chương trình bảo vệ ĐVHD tới khu vực triển lãm và phát hiện có khoảng 16 loài rùa bản địa được trưng bày tại triển lãm với số lượng khoảng 340 cá thể.
Một trong số hơn 75 cá thể rùa núi viền tại “Triển lãm 1.000 con rùa quý hiếm nhân kỷ niệm Đại lễ 1000 năm Thăng Long”. Đây là loài ĐVHD quý hiếm thuộc nhóm IIB (nhóm các loài động vật rừng hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại (Ảnh: ENV).
Trong số đó, rùa hộp ba vạch là loài ĐVHD quý hiếm được bảo vệ trong Nghị định 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính phủ, thuộc nhóm IB (Nhóm các loài động vật rừng nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại).
Ngoài ra, rùa đầu to, rùa đất lớn, rùa răng, rùa núi vàng, rùa núi viền và rùa Trung Bộ là những loài ĐVHD quý hiếm thuộc nhóm IIB (Nhóm các loài động vật rừng hạn chế khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại).
Theo ông Douglas Hendrie, chuyên gia quốc tế về rùa và cố vấn cao cấp của ENV, một thành viên tham gia khảo sát, hầu hết các cá thể rùa tại triển lãm đều được săn bắt từ tự nhiên dựa trên độ tuổi cũng như một số dấu hiệu trên mai rùa hoang dã khác biệt khá rõ so với rùa được gây nuôi.
“Việc cho phép công chúng cơ hội tận mắt nhìn thấy và hiểu rõ những giá trị của loài rùa là hành động nên làm, nhưng những gì chúng tôi nhìn thấy tại Đầm Bông lại khiến chúng tôi nghĩ về một thực tế rất đáng buồn đang xảy ra với loài rùa trên khắp Việt Nam!” ,ông Douglas Hendrie cho biết, “Nạn săn bắt và buôn bán rùa phục vụ chủ yếu cho nhu cầu về thức ăn và thuốc chữa bệnh của người Trung Quốc đã và đang làm suy giảm rất nhiều quần thể rùa ngoài tự nhiên ở Việt Nam”.
Không chỉ trưng bày rùa, theo quan sát của ENV, triển lãm còn có gian trưng bày gần 300 bình rượu ngâm các sản phẩm động, thực vật hoang dã. Một phần nhỏ trong số đó là các bình rượu ngâm rắn, kỳ đà, tê tê (nhóm IIB) và một bình rượu ngâm tay gấu (nhóm IB).
Cũng theo nhận định của bà Dung, vấn đề buôn bán và nuôi nhốt trái phép rùa tại Việt Nam quan trọng và đáng lưu tâm hơn nhiều so với việc triển lãm 1000 con rùa tại Vườn Sinh thái Đầm Bông.
Rùa vào trang trại
Nhiều bằng chứng cho thấy số lượng của hầu hết các loài rùa trong tự nhiên của Việt Nam đã giảm đáng kể trong 15 năm qua do một số lượng lớn đã bị bắt và bán trái phép sang Trung Quốc.
Các quần thể rùa còn lại trong tự nhiên bị chia cắt và suy giảm nghiêm trọng. Trong số 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam, 16 loài được Sách đỏ Thế giới xếp vào mức rất nguy cấp hoặc nguy cấp, 7 loài trong số còn lại xếp vào nhóm sắp nguy cấp.
Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực này, ông Douglas Hendrie cho biết trên thực tế, nhiều trang trại gây nuôi ĐVHD ở Việt Nam luôn luôn tìm cách bổ sung các cá thể từ tự nhiên vào trang trại của mình.
Trong khi đó, các trang trại nuôi nhốt ĐVHD nói chung ở Việt Nam chưa được quản lý chặt chẽ với việc thực thi pháp luật còn nhiều bất cập nên các chủ trang trại thường có các hoạt động gây nuôi trá hình, gây tác động xấu đến các nỗ lực bảo vệ ĐVHD.
Bà Nguyễn Phương Dung – Phó Giám đốc ENV - nói: “Nếu chúng ta muốn ngăn chặn nạn buôn bán ĐVHD trái phép, chúng ta cần quyết liệt hơn nữa để đóng cửa các cơ sở vi phạm pháp luật”.
Trước đó, ENV làm việc với các cơ quan chức năng nhằm xác minh tính pháp lý của hoạt động gây nuôi rùa của Tập đoàn KAT nhưng chưa trực tiếp thực hiện được việc điều tra. Kết quả điều tra từ cơ quan chức năng không cho thấy bất cứ dấu hiệu vi phạm nào từ Tập đoàn KAT và theo biên bản ENV được cung cấp hồi tháng 2/2010, Tập đoàn KAT đăng ký gây nuôi ba loài rùa với số lượng cụ thể như sau: 40 cá thể rùa núi vàng, 650 cá thể rùa đất lớn và 750 cá thể rùa tai đỏ. Chỉ trong ngày đầu khai mạc triển lãm, cán bộ ENV mới có được cơ hội tiếp cận một trong các cơ sở gây nuôi của Tập đoàn này. ENV dự định sẽ gặp Chủ tịch Tập đoàn KAT sau ngày Đại lễ để thảo luận chi tiết về việc gây nuôi rùa tại đây.
Bà Dung cho biết, ENV cần thêm thông tin để xác minh tính pháp lý của các loài ĐVHD ghi nhận tại đợt điều tra vừa rồi.
“Câu hỏi đặt ra là chúng ta sẽ để lại được gì cho các thế hệ tương lai nếu các hành động bảo vệ rùa và các loài ĐVHD khác không được thắt chặt hơn? Nếu đích đến cuối cùng của các con rùa Việt Nam là nồi súp của người Trung Quốc, là các trang trại nuôi nhốt hay tại các cuộc triển lãm thì đó không chỉ là kết cục đáng buồn đối với loài rùa mà còn phản ánh sự thất bại của chính chúng ta trong những nỗ lực bảo tồn thiên nhiên!” Bà Dung nói.
Việc gây nuôi sinh sản các loài rùa tại các cơ sở tư nhân được xem như là một nguồn cung cho thị trường. Tuy nhiên, việc gây nuôi này lại rất phức tạp, chỉ một số loài nhất định có thể gây nuôi với thời gian tăng trưởng hợp lý và đem lại giá trị kinh tế, nhiều loài khác không đáp ứng được mục đích thương mại do khả năng sinh sản thấp, mỗi năm chỉ đẻ được vài trứng và phải mất nhiều năm mới trở thành rùa trưởng thành để đáp ứng yêu cầu thị trường.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.