»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:04:53 PM (GMT+7)

Lần đầu tiên phát hiện loài ếch chung thủy

(17:41:31 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Lần đầu tiên người ta phát hiện loài lưỡng cư một vợ một chồng sống trong rừng nhiệt đới Nam Mỹ. Các xét nghiệm gene cho thấy các con đực và con cái trong một loài ếch độc ở Peru hoàn toàn chung thủy.

Phát hiện đáng ngạc nhiên nhất là chỉ một lý do duy nhất - kích cỡ vũng nước mà các đôi ếch đẻ trứng và nuôi nòng nọc - ngăn chúng đi ngoại tình.

 

 

Ếch đực cõng từng con nòng nọc sang vũng nước to hơn

 

 

Đây là bằng chứng rõ ràng nhất từng được ghi nhận, đưa ra chỉ duy nhất một nguyên nhân cho sự chung thủy, theo các nhà khoa học.

 

"Đây là phát hiện đầu tiên về sự chung thủy trong loài lưỡng cư," giải thích của TS sinh vật Jason Brown, từ ĐH East Carolina ở Greenville, bang North Carolina, là người phát hiện chi tiết này cùng các đồng nghiệp là TS Victor Morales và GS Kyle Summers.

 

Chế độ chung thủy trong loài ếch Ranitomeya Imitator, được biết đến như loài ếch độc, trước đây từng được ghi nhận trong giới nghiên cứu.

 

Trong những năm gần đây, TS Brown và các đồng nghiệm nghiên cứu nhiều hoạt động của loài này, đồng thời làm phim trong chương trình Life in Cold Blood về các loài bò sát của BBC.

 

Sau khi giao phối, con cái đẻ trứng xuống bề mặt các chiếc lá. Con đực sẽ đem các con nòng nọc nở ra, chở từng con trên lưng xuống vũng nước đọng lại giữa các nhánh cây.

 

Mỗi vũng nước đó sẽ có khoảng sáu con nòng nọc, và con đực sẽ lo chăm sóc tất cả.

 

Khi nòng nọc đói, con đực sẽ gọi con cái cùng đến, và con cái sẽ đẻ số trứng không được thụ tinh vào làm thức ăn cho nòng nọc.

 

Nhưng trong lúc con đực và con cái có vẻ hòa hợp, các thí nghiệm mới cho thấy thêm nhiều biểu hiện của sự trung thành của cả hai con.

 

Nhiều loài vật có vẻ theo chế độ một vợ một chồng, con đực và con cái tạo ra cặp đôi thường đến tận cuối đời.

 

Nhưng các ứng dụng của phân tích gene cho thấy nhiều mối quan hệ được coi là chung thủy đó thực ra chỉ là bề ngoài.

 

Trong lúc nhiều loài vật cùng ở lại với nhau và nuôi con, chúng cũng thường trốn tránh bạn đời và ngoại tình khi có cơ hội.

 

Cho nên TS Brown cùng đồng nghiệp quyết định kiểm tra các loài ếch một cách kỹ lưỡng.

 

Họ lấy mẫu DNA của rất nhiều đôi ếch trưởng thành, và sau đó là các lứa nòng nọc được đẻ ra.

 

Có 12 gia đình ếch, 11 đôi có ếch đực và ếch cái chung thủy, cùng nhau sinh con đẻ cái. Trong gia đình thứ mười hai, một ếch đực chung sống với hai ếch cái.

 

"Nhiều nghiên cứu tìm bằng chứng về chung thủy xã hội trong loài bò sát khi con bố và mẹ thành một đôi, nhưng họ không tìm bằng chứng gene để xác nhận điều đó," TS Brown nói với BBC. "Hoặc họ tiến hành nghiên cứu gene và phát hiện thấy tình hình rất lộn xộn."

 

Cho nên loài ếch độc này được xác nhận là loài lưỡng cư đầu tiên có chung thủy.

 

Điều đó trái ngược với một loài ếch độc cũng khá giống nhóm này, được loài ếch độc đang nghiên cứu bắt chước theo, cũng cùng có phân bổ màu sắc tương tự.

 

Xét nghiệm gene trên loài ếch Ranitorneya Variabilis cho thấy kết quả không đồng nhất.

 

Canh gác

 

Các nghiên cứu tiếp theo của nhóm cho thấy lý do tại sao hai loài ếch, cũng giống nhau trong nhiều khía cạnh, lại rất khác nhau về cuộc sống tình dục.

 

Loài ếch thứ hai đẻ trứng trong vũng nước lớn hơn, to gấp năm lần vũng nước trung bình mà loài th́ứ nhất dùng.

 

Đồng thời, con cái cũng không tham gia quá trình nuôi dưỡng, để cho con đực tự đảm nhiệm.

 

Khi các nhà nghiên cứu chuyển nòng nọc của hai loài sang các vũng nước với kích thước khác nhau, họ thấy nòng nọc lớn nhanh hơn trong vũng nước lớn, nơi có nhiều chất dinh dưỡng hơn, và không thể tự sống trong các vũng nước nhỏ.

 

Điều đó cho thấy loài ếch thứ hai không cần phải chung sức, vì nòng nọc có thể tự sống trong các vũng nức lớn mà không cần con cái chăm sóc. Còn loài ếch thứ nhất thì buộc phải chọn con đường khác.

 

Các con nòng nọc không thể sống sót nếu không có cả bố lẫn mẹ chăm sóc, vì có rất ít thức ăn tự nhiên trong vũng nước nhỏ hơn.

 

Bảo vệ của cha

 

Cho nên các con ếch lớn phải chung sức với nhau. Nhìn chung, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tìm được bằng chứng đáng tin cậy về sự tiến hóa, sự thay đổi kích thước vũng nước khiến loài ếch độc phải thay đổi chế độ chăm sóc con cái, con đực phải hợp tác với con cái.

 

Và nếu vũng nước lớn hơn thì có lẽ các con ếch đã không cần phải chung thủy như vậy, vì không cần phải gắn kết với nhau để hợp tác nuôi con.

 

"Những con ếch đó hoàn toàn cống hiến cho con cái, và cho nhau," lời TS Brown, đang nghiên cứu đại Duke University tại Durham, North Carolina, Hoa Kỳ.

 

Chi tiết của đời sống tình dục ở loài ếch này được đăng trên tạp chí khoa học The American Naturalist.

Phạm Anh (theo BBC)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lần đầu tiên phát hiện loài ếch chung thủy

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI