»

Thứ bảy, 18/01/2025, 11:03:33 AM (GMT+7)

Lần đầu tiên, Việt Nam có bộ động vật chí, thực vật chí

(00:25:22 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - - Bộ Động vật chí và Thực vật chí Việt Nam được Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì soạn thảo từ những năm cuối thế kỷ trước với mục tiêu thiết lập cơ sở cho việc quy hoạch, phát triển, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên sinh vật, đồng thời đề xuất các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ.

Việc soạn thảo Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam được tiến hành từ năm 1996 theo một đề án do Trung tâm Khoa học tự nhiên và công nghệ quốc gia (nay là Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam) đề xuất, và giao cho Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật chủ trì tổ chức thực hiện, với sự tham gia của các cán bộ khoa học thuộc các Viện, Trường trong cả nước.

Cho tới nay, đã có 36 tập Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam (25 tập động vật chí và 11 tập thực vật chí, mỗi tập khoảng 350-400 trang) được xuất bản và phát hành ở trong và ngoài nước.

Nội dung của bộ sách tập trung vào phân loại các động, thực vật, được trình bày theo hệ thống họ, giống, loài, phân loài. Mỗi loài lại được cung cấp đầy đủ các thông tin về tên loài và danh pháp phân loại loài; đặc điểm phân loại; đặc tính sinh học – sinh thái; phân bố; giá trị sử dụng; mẫu vật nghiên cứu; và những nhận xét đánh giá.

 

Bộ Động vật chí và Thực vật chí Việt Nam là công trình khoa học dựa trên kết quả của công tác điều tra cơ bản trong nhiều năm về đa dạng sinh học và bảo tồn tài nguyên sinh vật của nước ta. Đây là tài liệu khoa học kiểm kê khu hệ động vật và thực vật trong thiên nhiên nước ta của đội ngũ cán bộ khoa học Việt Nam và nước ngoài từ đầu thế kỷ 20 cho tới nay.

Tài liệu này công bố giá trị khoa học và thực tiễn của động vật và thực vật đang hiện hữu trên đất liền và ở biển đảo nước ta. Bộ sách cung cấp những dẫn liệu rất cơ bản về đặc trưng điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên ở nước ta cũng như nhiều quốc gia khác, làm cơ sở khoa học cho công cuộc phát triển kinh tế, quy hoạch khai thác và bảo vệ nguồn lợi sinh vật thiên nhiên trên lãnh thổ nước ta.

Đây cũng là dữ liệu cơ bản để sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu khoa học, cộng nghệ về sinh thái môi trường, lịch sử thiên nhiên và các lĩnh vực khoa học khác liên quan ở nước ta.

Lần đầu tiên, Việt Nam có được một tài liệu tổng hợp rất cơ bản, mang tính chất chính thống, tin cậy về tiềm năng tài nguyên sinh vật, mức độ phong phú của sinh vật nước ta, đáp ứng kịp thời công cuộc phát triển kinh tế xã hội trong thời kỳ đổi mới.

Các tài liệu này cũng cung cấp một sự hiểu biết tổng thể tương đối toàn diện, chuẩn xác về các nhóm động vật, thực vật quan trọng trên đất liền và ở biển, thay vì những tài liệu riêng lẻ chưa đủ tin cậy được công bố tản mát từ trước tới nay.

Đây cũng chính là một trong những mục tiêu sau cùng phải đạt được của nhiệm vụ điều tra cơ bản tài nguyên sinh vật thiên nhiên của mỗi quốc gia.

Xét theo phương diện hợp tác quốc tế, việc xuất bản bộ Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam được đánh giá như một sự kiện trong lĩnh vực nghiên cứu, đánh giá tài nguyên sinh vật và bảo tồn đa dạng sinh học khu vực và thế giới, được các nước trong khu vực và thế giới, các tổ chức quốc tế, đặc biệt IUCN, WWF … đánh giá cao. Cũng trong hoat động điều tra khảo sát, soạn thảo bộ sách này, Việt Nam đã mở rộng được mối quan hệ hợp tác khoa học với nhiều nước ở nhiều châu lục khác nhau, như Mỹ, Pháp, Nga... các nước trong khu vực (Trung Quốc, Thái Lan, Singapo, Indonesia..), các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực sinh thái và tài nguyên sinh vật.

Bên cạnh đó, công trình còn có giá trị về mặt nâng cao hiệu quả kinh tế - xã hội. Việc xuất bản bộ Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam (bao gồm các nhóm động vật, thực vật có ý nghĩa kinh tế, dân sinh quan trọng) đã đem lại những tài liệu chuẩn, tương đối đầy đủ để sử dụng vào các công trình nghiên cứu về nông nghiệp, y học, khai thác nguồn lợi thiên nhiên, nuôi đánh bắt các đối tượng có giá trị kinh tế.

Các dữ liệu chính xác phân loại học, phân bố, sinh học sinh thái của các loài là cơ sở cần thiết để sử dụng vào nghiên cứu các biện pháp sử dụng các đối tượng có giá trị kinh tế.

Ngoài những ý nghĩa quan trọng và hiệu quả kinh tế - xã hội nêu trên, công trình Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam còn khẳng định những giá trị và hiệu quả khoa học - công nghệ.

Bộ sách là những tài liệu cơ bản về khu hệ động vật, thực vật Việt Nam có giá trị khoa học cao, đáp ứng yêu cầu về tài liệu cho các hoạt động nghiên cứu sinh học, sinh thái môi trường ở trong và ngoài nước.

Thông qua quá trình kiểm kê, điều tra cơ bản, đánh giá tài nguyên sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học của thiên nhiên, các nhà khoa học đã xây dựng được những bộ sưu tập mẫu vật động vật, thực vật và các cơ sở dữ liệu có giá trị ở các cơ quan tham gia nhiệm vụ này (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vât, Viện Hải dương học, Viện Tài nguyên và Môi trường biển, Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội) để sử dụng trong các hoạt động nghiên cứu sau này.

Với ý nghĩa lớn lao về các mặt khoa học công nghệ, kinh tế xã hội và hợp tác quốc tế, công trình Động vật chí, Thực vật chí Việt Nam được các nhà khoa học trong và ngoài nước đánh giá rất cao.

Có thể nói đây là một thành tựu khoa học đặc biệt xuất sắc trong hoạt động điều tra cơ bản, kiểm kê, đánh giá tài nguyên sinh vật, bảo tồn đa dạng sinh học của thiên nhiên nước ta trong giai đoạn vừa qua.

Tuyết Lan (Viện Sinh thái vaf Tafi nguyên sin
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Lần đầu tiên, Việt Nam có bộ động vật chí, thực vật chí

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI