Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
LHQ thúc đẩy bảo vệ các loài cá mập có nguy cơ tuyệt chủng
(17:41:29 PM 18/06/2011)
Cá mập
Chương trình Môi trường LHQ (UNEP) nhấn mạnh hiệp định này sẽ tăng cường bảo tồn tất cả 7 loài cá mập di cư thông qua quá trình hợp tác nghiên cứu và quản lý số lượng của chúng cũng như các biện pháp khác như tăng cường thực thị luật pháp đối với việc đánh bắt bất hợp pháp và buôn bán loài cá mập.
Thư ký chấp hành CMS Elizabeth Mrema đánh giá hiệp định vừa được ký kết là công cụ pháp lý đầu tiên trong khuôn khổ CMS có vai trò quyết định để bảo vệ các loài cá mập đang bị khai thác cho mục đích thương mại.
Với Công ước này, các cơ quan LHQ và các tổ chức đánh bắt cá mập quốc tế cũng như các chính phủ trên thế giới cần phối hợp để cứu các loài cá mập sống trên các đại dương khỏi nguy cơ tuyệt chủng. Tình trạng đánh bắt quá mức, đánh bắt bằng lưới rà mang tính hủy diệt, buôn bán trái phép, hủy hoại môi trường sống, ô nhiễm biển với nồng độ thủy ngân cao, tác động của biến đổi khí hậu đến môi trường biển là những hiểm họa làm tuyệt chủng các loài cá mập. Các yếu tố như thời gian mang thai dài tới 22 tháng, tuổi thọ hơn 100 năm trong khi tỷ lệ sinh thấp, khả năng thích nghi với sự thay đổi môi trường thấp… đã làm cho cá mập dễ bị tổn thương mà ít có cơ hội phục hồi nếu bị khai thác cạn kiệt.
Theo số liệu của Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO), thịt cá mập voi được coi là thực phẩm quý và cao cấp. Hàng năm, trên 900 nghìn tấn cá mập bị đánh bắt trong 2 thập kỷ qua. Nếu tính cả số lượng cá mập bị đánh bắt bất hợp pháp, số lượng này ít nhất cũng cao gấp 2 lần số liệu mà FAO đưa ra. Các nghiên cứu của FAO cho biết số lượng cá mập sống ở Vịnh Mêhicô và biển Địa Trung Hải đã giảm 90%, ở Tây Bắc Đại Tây dương đã giảm 75% trong 15 năm qua.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.