»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:05:42 AM (GMT+7)

Không có việc công khai chích, hút mật gấu ở Quảng Ninh

(00:32:35 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Đó là khẳng định tại Công văn số 1784/NN&PTNT-KL ngày 24/12/2010, do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh Phạm Văn Phát ký, thực hiện Công văn chỉ đạo của UBND tỉnh "Về việc kiểm tra, báo cáo xử lý nội dung báo nêu về chích, hút, bán mật gấu công khai trên địa bàn tỉnh..." sau khi một số cơ quan báo chí phản ánh về sự việc này tại địa phương trong thời gian gần đây.

 

mat[-]gau[-]

 Công văn số 1784/NN&PTNT-KL ngày 24/12/2010, do Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Quảng Ninh Phạm Văn Phát ký khẳng định không có việc công khai chích, hút mật gấu ở Quảng Ninh !? (Ảnh minh họa)



Tính đến tháng 12/2010, tại địa bàn thành phố Hạ Long có 12 cơ sở nuôi nhốt gấu với 308 cá thể của 23 chủ nuôi; chủ yếu nuôi gấu tập trung tại 5 cơ sở là Nông Trang, Trang Hoài, Trường Thịnh II, Việt Thái, Trường Thịnh, gồm 297 cá thể và 11 cá thể gấu nuôi tại các gia đình. Thực hiện ý kiến chỉ đạo của UBND tỉnh, Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh đã thành lập tổ công tác phối hợp với Phòng Cảnh sát Môi trường - Công an tỉnh và chính quyền địa phương phường Hà Khẩu, phường Đại Yên (thành phố Hạ Long) tiến hành kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi nhốt đối với 5 cơ sở nuôi gấu nêu trên.




Kết quả kiểm tra tại 5 cơ sở gồm 16 chủ nuôi 297 cá thể gấu, trong đó có 285 cá thể đã được gắn chíp điện tử, 12 cá thể chưa gắn chíp do thiếu chíp. Thời điểm kiểm tra tại các các cơ sở nuôi nhốt gấu, đoàn kiểm tra liên ngành không phát hiện được dụng cụ cũng như phương tiện để phục vụ cho việc chích, hút mật gấu. Cơ bản chủ nuôi gấu chấp hành quy định của Nhà nước về quản lý gấu nuôi.




Trước đó (ngày 11/6/2010), Chi cục Kiểm lâm Quảng Ninh cũng đã cùng các ngành chức năng trong tỉnh kiểm tra, lập hồ sơ và tổ chức gắn chíp điện tử bổ sung cho 5 cơ sở nuôi nhốt gấu ở thành phố Hạ Long. Cục đã ra quyết định tịch thu 5 cá thể gấu tại công ty Trang Hoài và chuyển giao cho Trung tâm cứu hộ gấu Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc; lập hồ sơ vi phạm và ra quyết định xử lý nghiêm 6 chủ nuôi vi phạm thủ tục hành chính.




Với những biện pháp chủ động, tích cực từ phía chính quyền tỉnh Quảng Ninh trong công tác quản lý gấu nuôi nhốt và kết quả kiểm tra, xử lý nghiêm đối với các chủ nuôi gấu có hành vi vi phạm, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Ninh khẳng định không có việc công khai chích, hút mật gấu trên địa bàn. Tỉnh Quảng Ninh bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là động vật quý hiếm như hổ, gấu...theo đúng quy định của pháp luật Việt Nam và Công ước Quốc tế mà Việt Nam tham gia.

Văn Hafo
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Không có việc công khai chích, hút mật gấu ở Quảng Ninh

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI