»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:18:02 PM (GMT+7)

Khánh thành trung tâm bảo tồn rùa đầu tiên ở Đông Nam Á

(17:41:11 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Vườn Quốc gia Cúc Phương của Việt Nam vừa khánh thành trung tâm bảo tồn rùa đầu tiên ở Đông Nam Á nhằm mục đích bảo vệ và bảo tồn các loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam.

Trung tâm thông tin về các loài rùa cạn và rùa nước ngọt Việt Nam, được khánh thành ngày 10/3, nhằm hỗ trợ công tác bảo tồn các loài rùa.

 

 

Một góc trung tâm bảo tồn rùa ở Vườn Quốc gia Cúc Phương. (Ảnh: ENV)


Nằm trong khuôn viên của Trung tâm Bảo tồn Rùa thuộc Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc tỉnh Ninh Bình, trung tâm trưng bày các bảng diễn giải, bể nuôi rùa nước ngọt, phòng ấp trứng, phòng nuôi rùa non, mô hình lều và các con đường mòn của thợ săn trong rừng.

 

“Chúng tôi hy vọng trung tâm thông tin về rùa sẽ giúp cho cộng đồng hiểu rõ hơn về các loài rùa và những nguy cơ mà chúng đang phải đối mặt do nạn săn bắt và buôn bán trái phép hiện nay”, ông Bùi Đăng Phong, Phó Giám đốc Trung tâm Cứu hộ&Bảo tồn Động Thực vật Hoang dã Quý hiếm - Vườn Quốc gia Cúc Phương, cho biết. “Các loài rùa của Việt Nam đang bị săn bắt tới mức gần như tuyệt chủng. Sự tồn tại của nhiều loài rùa hiện nay phụ thuộc vào việc công chúng nhận thức được vấn đề này và cùng góp sức bảo vệ rùa”.

 

Song song với sự kiện trung tâm thông tin rùa chính thức đi vào hoạt động, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV) phát hành hai tài liệu quan trọng hỗ trợ các cơ quan chức năng trong nỗ lực giảm thiểu nạn buôn bán rùa trái phép. Các tài liệu bao gồm một bộ phim ngắn với tiêu đề “Những mối hiểm họa đối với các loài rùa châu Á” cung cấp cho các cán bộ kiểm lâm và các nhà quản lý khu bảo tồn thông tin về các loài rùa cũng như những mối đe dọa mà chúng đang phải đối mặt và những hành động cần thiết để bảo vệ chúng. Tài liệu thứ hai là  hướng dẫn định đạng các loài rùa bao gồm ảnh và các thông tin định dạng chi tiết của 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt của Việt Nam. Tài liệu hướng dẫn định dạng cũng đưa ra những khuyến cáo trong việc bảo vệ những loài đặc biệt nguy cấp.

 

Việt Nam được coi là một trong những điểm nóng quan trọng về đa dạng rùa ở Châu Á với 25 loài rùa cạn và rùa nước ngọt, bao gồm 20 loài rùa mai cứng và năm loài rùa mai mềm. Việt Nam là quê hương của ít nhất hai loài rùa đặc hữu cũng như loài rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) huyền thoại, một trong những loài rùa nổi tiếng và quý hiếm nhất trên thế giới.

 

Nạn săn bắt và buôn bán rùa phục vụ chủ yếu cho nhu cầu về thức ăn và thuốc chữa bệnh từ dân Trung Quốc đang đe doạ sự tồn tại của các loài rùa ở Việt Nam.

 

Nhiều bằng chứng cho thấy số lượng của hầu hết các loài rùa trong tự nhiên của Việt Nam đã giảm đáng kể trong 15 năm qua do một số lượng lớn rùa đã bị bắt và bán trái phép sang Trung Quốc. Các quần thể rùa còn lại trong tự nhiên bị chia cắt và suy giảm nghiêm trọng.

 

Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên đã ghi nhận 434 vụ săn bắt, buôn bán và vận chuyển trái phép các loài rùa cạn và rùa nước ngọt từ năm 2005. Trong số này bao gồm 163 vụ buôn lậu với tổng trọng lượng ước tính hơn 25 tấn rùa tương đương số lượng hơn 3.000 cá thể rùa.

 

Con số trên có thể chỉ là một phần nhỏ các vụ buôn bán rùa trái phép đã được các cơ quan thực chức năng phát hiện và xử lý.  Con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều lần.

 

“Chúng tôi khuyến khích cộng đồng chung tay bảo vệ loài rùa của chúng ta trước khi quá muộn”, bà Nguyễn Thị Vân Anh – Quản lý Chương trình Bảo vệ Động vật Hoang dã của ENV, phát biểu, “Nếu không có sự ủng hộ của cộng đồng, các cơ quan chức năng không thể ngăn chặn thành công các loài rùa khỏi nguy cơ tuyệt chủng”.

 

Được thành lập ngày 7/7/1962 theo Quyết định số 72-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Vườn Quốc gia Cúc Phương thuộc địa phận ba tỉnh Ninh Bình, Hoà Bình, và Thanh Hoá với tổng diện tích là 22.200 ha. Vườn Quốc gia Cúc Phương là vườn quốc gia đầu tiên và cũng là đơn vị bảo tồn thiên nhiên đầu tiên của Việt Nam.

 

Theo số liệu điều tra gần đây, Cúc Phương có 1983 loài thực vật bậc cao, trong đó có 433 loài cây làm thuốc, 229 loài cây ăn được, nhiều loài được ghi trong sách đỏ của Việt Nam. Về động vật, Cúc Phương có 110 loài bò sát và lưỡng cư, 65 loài cá, gần 2000 loài côn trùng, 117 loài thú (trong đó có loài voọc đen mong trắng là loài thú linh trưởng rất đẹp và quý hiếm được chọn làm biểu tượng của VQG Cúc Phương). Với hơn 300 loài chim cư trú, đặc biệt có nhiều loài đặc hữu của Việt Nam và Đông Dương, vì vậy Cúc Phương từ lâu đã trở thành điểm lý tưởng đối với các nhà xem chim.

 

Thuộc địa hình Caxtơ nửa che phủ, Cúc Phương có nhiều hang động đẹp với những cái tên gợi cảm như động Sơn Cung, động Phò Mã Giáng…Đặc biệt có một số hang động còn lưu giữ những dấu tích của người tiền sử, sống cách đây từ 7.500 năm đến 12.000 năm, là Hang Đắng (động người xưa), hang Con Moong. Năm 2000 Cúc Phương phát hiện một hoá thạch của một loài động vật có xương sống, theo kết luận ban đầu của Viện cổ Sinh học Việt Nam đây là hoá thạch của loài bò sát răng phiến, sống cách đây chừng 200 đến 230 triệu năm.

Phạm Mạnh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Khánh thành trung tâm bảo tồn rùa đầu tiên ở Đông Nam Á

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI