Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Khăm Bun sống mãi
(17:37:53 PM 18/06/2011)
Khăm Bun một năm trước đây được lãnh đạo Liên đoàn Xiếc VN rất ưng
“Khăm Bun sẽ được dùng làm mẫu vật để phục vụ nghiên cứu khoa học”, PGS TS. Phạm Văn Lực, Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên VN, cho hay. Hành trình đi đến quyết định đơn giản ấy cũng tương đối dích dắc trong bối cảnh sự kiện diễn biến quá đột ngột.
Đột ngột đến mức NSƯT Vũ Ngoạn Hợp, Giám đốc Liên đoàn Xiếc VN, thừa nhận, cho đến khi phóng viên gặp và hỏi lúc 4h00 chiều hôm kia, 11-8, ông mới biết Khăm Bun đã ra đi. Ngay cả NSƯT Tạ Duy Nhẫn, Trưởng đoàn Xiếc thú Hà Nội, Liên đoàn Xiếc VN, hơn 40 năm trong nghề nuôi dạy thú, đầu giờ chiều hôm định mệnh của Khăm Bun, vẫn chưa muốn nói Khăm Bun đã đi.
Đột ngột như thế nên, cuối chiều hôm kia, ban lãnh đạo Liên đoàn Xiếc VN vẫn còn bế tắc đối với việc xử lý thi thể Khăm Bun. “Thú thực là đến giờ Liên đoàn cũng chưa biết phải làm thế nào với nó”, NSƯT Vũ Ngoạn Hợp băn khoăn.
Có vẻ bình tĩnh hơn, NSUT Tạ Duy Nhẫn tiết lộ, trong khi chờ Trung tâm Giám định Thú Y Trung ương đến giám định và chỉ đạo hướng xử lý, “chúng tôi cho người đào sẵn một hố chôn cạnh đó để tránh gây ô nhiễm xung quanh. Mình phải tính trước mọi phương án”.
Quả tình, tìm hiểu trực tiếp, chúng tôi thấy một hố sâu 2m vừa lù lù trong chuồng voi, cách chỗ Khăm Bun nằm chưa đến mươi bước chân.
May mắn thay, nhận được thông tin từ Vườn thú Thủ Lệ (chứ không phải Liên đoàn Xiếc VN), Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam kịp thời làm gián đoạn kế hoạch hung táng Khăm Bun. “Chúng tôi kết nối với Liên đoàn Xiếc Việt Nam, Khăm Bun được đưa về bên Bảo tàng từ 9h00 đêm qua”, PGS TS. Phạm Văn Lực nói.
Một hố đã được đào sẵn trong chuồng nhốt Khăm Bun tại trụ sở Liên đoàn Xiếc Việt Nam
Nhanh ẩu đoảng
Không may cho Khăm Bun, dù có cơ hội sống mãi nhưng lại không được toàn vẹn chỉ vì sự vội vàng, thiếu sự phối hợp và bàn bạc giữa các bên.
Cuối chiều 11-8, đoàn bác sĩ bên Trung tâm Giám định Thú y Trung ương đến lấy mẫu để tiến hành xét nghiệm, Khăm Bun được bàn giao lại cho Bảo tàng Thiên nhiên VN, thuộc Viện Sinh thái&Tài nguyên Sinh vật.
Trên sân Phòng Chế tác Vật mẫu&Thiết kế Trưng bày của Bảo tàng ở 18 Đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, vừa hướng dẫn nhân viên phanh thây Khăm Bun, PGS Lực vừa than phiền “Mẫu vật này chắc chắn không đẹp vì, khi chúng tôi tới, voi đã bị chặt chân, mổ phanh ra rồi. Đáng lẽ nên để chúng tôi đến cùng thời điểm rồi hẵng lấy mẫu, vừa đỡ mất công họ phải chặt chân voi, lại vừa giúp có được mẫu vật đẹp, nguyên vẹn. Chỉ cần cắt đường gân là được rồi. Đằng này, bên giám định lại chặt ngang xương. Thành ra, giờ anh em khó xử lý”.
Xử lý da Khăm Bun chiều qua tại Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam
Theo Công văn Số 611/TTg-NN ngày 16-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ, về việc hỗ trợ công tác thu thập mẫu vật cho Bảo tàng Thiên nhiên Việt Nam, động vật hoang dã nếu bị chết phải chuyển cho cơ quan chuyên môn để tiến hành lấy mẫu vật. Lãnh đạo Liên đoàn Xiếc VN, Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương có biết chỉ đạo ấy của Thủ tướng Chính phủ? PGS Lực lắc đầu: “Chôn hoặc tiêu huỷ không khó. Để làm mẫu vật cho bảo tàng sẽ ý nghĩa và có ích hơn”.
Tiếp nhận xác voi Khăm Bun từ Liên đoàn Xiếc VN, Bảo tàng chỉ phải chi trả tiền chở xác voi về. Trưa qua, khi chúng tôi tới Bảo tàng, Khăm Bun đã được lột gần xong bộ da. Nhóm nhân viên đang tiến hành róc thịt để lấy mẫu vật xương voi.
Phạm Quang Sáng, một trong năm người của Bảo tàng tham gia vào việc lột da và xẻ thịt Khăm Bun để lấy mẫu vật, kể “Sáng sớm nay, bọn mình đã bắt đầu công việc này. Giờ mới tạm tách được phần da. Chắc phải 11h00 đêm mới tách được hết”.
Đây là lần đầu tiên Sáng tham gia công việc lấy mẫu vật của voi, anh cho biết thêm, phần thịt lọc ra nếu không ai có nhu cầu dùng sẽ được mang đi chôn tiêu huỷ.
Theo tay anh Sáng chỉ, chúng tôi thấy một bộ khung xương tê giác trắng ngà đặt trong phòng bảo tàng. Để có được sản phẩm như thế phải qua rất nhiều công đoạn nữa. “Chắc cũng mất khoảng sáu tháng”, anh Sáng đoán.
Một chân Khăm Bun bị chặt một đoạn, được bảo là lấy mẫu để xét nghiệm. “Chân đó đã bị hoại tử tuỷ, ăn lên tận khớp bả vai”, anh Sáng nhận định.
Theo PGS TS. Phạm Văn Lực, Giám đốc Bảo tàng Thiên nhiên VN, phía Liên đoàn Xiếc VN ngỏ ý xin lại cặp ngà của Khăm Bun. Bởi thế, sau khi xử lý xong đưa vào phòng mẫu vật, Bảo tàng sẽ lắp thay một đôi ngà giả cho Khăm Bun, có thể to hơn ngà thật của nó.
Chị Nguyễn Thị Thanh Hà, một phụ nữ bình dân Hà Nội và là người gắn bó nhất với Khăm Bun, lại nước mắt tuôn khi nghe tin đôi ngà thật của Khăm Bun sẽ được trả lại cho Liên đoàn Xiếc VN. “Tôi không hiểu gì về khoa học nhưng nếu Khăm Bun dù chỉ là bộ da nhồi bông mà có đôi ngà không còn của nó nữa thì thật không công bằng, không chỉ với Khăm Bun mà cả với người xem. Không hiểu Liên đoàn Xiếc VN dùng ngà voi thật của Khăm Bun để làm gì?”
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.