»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:25:09 PM (GMT+7)

Hươu chết, 600 triệu đồng tan thành mây khói

(00:30:04 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -“Nhà tui nuôi 17 con hươu, chỉ trong tháng qua chết mất 11 con, toàn là hươu trưởng thành đã cho nhung. Trung bình mỗi con giá hơn 50 triệu đồng, thế là cơ nghiệp gần 600 triệu bỗng chốc tan thành mây khói ”, đứng thẫn thờ trong dãy chuồng trống hoác, ông Chính rớm nước mắt kể.

Cũng như nhiều nông dân khác ở xã Quỳnh Yên, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An), từ mấy năm nay, gia đình ông Phạm Chính xem con hươu là cứu cánh để thoát nghèo. Đặc biệt từ khi nhung hươu lên giá, ông đã không ngần ngại vay mượn ngân hàng để mua hươu về nuôi. Tuy nhiên, từ hôm ra Tết đến nay, đàn hươu đang khỏe mạnh của ông bắt đầu có những biểu hiện lạ như kém ăn, gầy xọp rồi lăn ra chết mà không có cách nào cứu vãn.

 

Bất lực nhìn đàn hươu cả trăm triệu đồng theo nhau chết, ông Chính gầy xọp hẳn, vợ con ông cũng ốm lên ốm xuống, không khí trong nhà lúc nào nặng nề, ảm đạm.

 

 

Ông Phạm Chính buồn rầu bên chuồng hươu trống hoác. Ảnh: Nguyên Khoa.

 

Cùng chung tâm trạng như gia đình ông Chính, chị Nguyễn Thị Nhị xóm 7 xã Quỳnh Yên mắt đỏ hoe thở dài khi nhắc đến chuyện hươu chết: “Nhà tui nuôi 15 con hươu đang đẹp, chuẩn bị cho lộc rứa mà đột nhiên lăn đùng ra chết hàng loạt. Chết mất 10 con rồi, còn 5 con cũng đang mắc bệnh. Gần trăm triệu đồng vay ngân hàng để mua hươu không biết khi mô mà trả được”.

 

Với đàn hươu, nai lên đến 16 ngàn con, huyện Quỳnh Lưu được xem là vùng nuôi hươu, nai lấy gạc và sinh sản nhiều nhất Việt Nam. Từ bao đời nay, hươu không chỉ được xem là “con xóa đói” của người dân mà còn góp phần giúp các hộ ở đây vươn lên làm giàu, đặc biệt khi nhung hươu có giá thì ngày càng nhiều hộ dân vay tiền ngân hàng để nuôi hươu.

 

Mặc dù vậy, từ cuối tháng 12/2010 đến nay, nhiều người dân đã phải khóc vì hươu chết, hàng ngàn hộ dân đang đứng ngồi không yên vì lo cho đàn hươu.

 

Dịch bắt đầu từ một số con hươu của nông dân xã Quỳnh Yên. Trước khi chết, hươu, nai có triệu chứng bỏ ăn, sốt cao, mũi đỏ, sau đó chết rất nhanh. Khi làm thịt thấy gan to màu thâm tím, lưỡi xanh, phổi sưng, ruột và dạ dày bị xuất huyết.

 

Bệnh lạ ở hươu bắt đầu lan dần sang các xã Quỳnh Nghĩa, Quỳnh Lương, Quỳnh Phương rồi dần dần lan ra toàn huyện. Tại Quỳnh Yên, hơn 200 con trong tổng số đàn hươu 4.000 con đã chết. Toàn huyện đã có hơn 400 con hươu, nai tử vong.

 

 

Một con hươu đang mắc bệnh, chủ nhân của nó chỉ biết ngồi chờ nhìn hươu chết mà xót xa. Ảnh: Nguyên Khoa.

Đến lúc này, ngành thú y địa phương vẫn đang lúng túng chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Ông Nguyễn Xuân Dinh trưởng phòng Nông nghiệp huyện Quỳnh Lưu cho biết: “Cán bộ thú y địa phương đã xuống tận nơi những vùng hươu chết, lấy mẫu gửi Trung tâm thú y vùng 3 và Chi cục Thú y Nghệ An để xét nghiệm nhưng đến nay vẫn chưa rõ nguyên nhân gây bệnh. Hiện nay, ngành cũng chỉ biết thực hiện các biện pháp như phun thuốc tiêu độc, khử trùng, tiêm vắcxin và chữa bệnh theo phương pháp thủ công,… tuy nhiên hiệu quả thì vẫn chưa thấy”.

 

Trong khi người dân và cả cơ quan chức năng vẫn đang lúng túng chưa tìm ra cách ngăn chặn bệnh dịch, thì các con hươu chết đang được bán lại một cách rẻ mạt cho các quán nhậu bình dân với giá 20 - 30 ngàn đồng/kg, trong khi một con hươu sống, trưởng thành có giá cả chục triệu đồng.

Theo Nguyên Khoa/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hươu chết, 600 triệu đồng tan thành mây khói

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI