»

Thứ hai, 25/11/2024, 05:17:59 AM (GMT+7)

Hôm qua, tại Hồ Gươm, Hà Nội: Một cá thể rùa lớn qua đời

(17:40:13 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Trưa qua, tại bờ Hồ Hoàn Kiếm, một cá thể rùa kích thước lớn được phát hiện đã chết và cá thể này được xác định nổi lên mặt nước hồ trước đó bốn hôm.

Xác cá thể rùa được phát hiện ở mặt nước gần gốc cây si đền Ngọc Sơn, khoảng 11 giờ trưa 13-4, theo một cán bộ ở đền Ngọc Sơn. Cá thế này bước đầu được xác định là một trong năm loài rùa mai mềm ở Việt Nam. Song câu hỏi dư luận quan tâm nhất, có phải đấy là loài rùa cùng họ hàng ruột thịt với Cụ Rùa Hồ Gươm (Rafetus swinhoei) hay không?

 

 

Ảnh Hà Hồng

 

Một chuyên gia về rùa nhận định “Không phải”. Tim McCormack, Điều phối viên Chương trình Rùa Châu Á (ATP), Vườn thú Cleveland Metroparks, cho rằng cá thể rùa kia (ảnh 2) không phải là cá thể cùng loài với rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei). “Đó chỉ là một cá thể ba ba Nam Bộ (Amyda cartilaginea)”, Tim nói với Tiền Phong.

 

Theo Tim, loài rùa mai mềm này cũng có thể phát triển với kích thước rất lớn, được tìm thấy ở miền Nam Việt Nam và nhiều nước Đông Nam Á khác như Lào, Campuchia. Đáng chú ý, loài ba ba Nam Bộ này thường được phát hiện trong các vụ buôn bán rùa trái phép và các quán nhậu ở Hà Nội.

 

Cá thể rùa vừa chết ở Hồ Gươm khá lớn và được nhận định “khá già”. Tim cho rằng, sẽ rất thú vị nếu biết được ai thả và làm thế nào con rùa ấy được thả xuống Hồ Hoàn Kiếm. Tim thiên về khả năng ai đó thả con ba ba Nam Bộ xuống Hồ Hoàn Kiếm vì miền Bắc Việt Nam không phải là môi trường thích hợp cho loài này. “Việc thời gian gần đây nó hay nổi lên mặt nước Hồ Hoàn Kiếm cho thấy có thể nó đã yếu hoặc ốm”, Tim đoán.

 

 

Tập trung tìm kiếm cá thể rùa Hoàn Kiếm trong tự nhiên

 

Nhắc lại dự án bảo tồn Rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei), Tim lưu ý, nhóm chuyên gia dự án thuộc ATP không thiên về kế hoạch di chuyển rùa Đồng Mô về Hồ Hoàn Kiếm để thực hiện ý tưởng ghép đôi sinh sản với Cụ Rùa Hoàn Kiếm. Thay vào đó, họ ưu tiên tập trung tìm kiếm môi trường sinh sống thích hợp và cố gắng phát hiện cá thể Rafetus swinhoei còn tồn tại trong thiên nhiên Việt Nam. Trên cơ sở đó, sẽ bảo tồn các khu vực đó và phát triển thành một khu (giống như ở Đồng Mô nếu nhiều cá thể hơn được tìm thấy) để rùa có thể đẻ trứng.

 

“Di chuyển bất cứ cá thể rùa nào đến Hồ Hoàn Kiếm đều chứa đựng rất nhiều rủi ro”, Tim khẳng định. (xem thêm bài phỏng vấn Tim xung quanh vấn đề nhân giống Rùa Hoàn Kiếm trên Tiền Phong số chủ nhật, ra ngày 11-4-2010).

 

QD/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hôm qua, tại Hồ Gươm, Hà Nội: Một cá thể rùa lớn qua đời

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI