»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:26:08 AM (GMT+7)

Hội thảo quốc tế về bảo vệ cụ rùa hồ Gươm

(00:30:55 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Hội thảo khoa học quốc tế về bảo vệ cụ rùa hồ Gươm do Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 15.2 với sự tham gia của các nhà khoa học trong và ngoài nước.

Ông Lê Xuân Rao - Giám đốc Sở Khoa học - Công nghệ (KH-CN) Hà Nội, cho biết đây là cuộc hội thảo quốc tế có sự tham gia của một số nhà khoa học nước ngoài và Trung tâm Bảo tồn rùa châu Á nhằm mục đích bảo vệ cụ rùa hồ Gươm và tìm các biện pháp chữa trị các vết thương trên mình cụ rùa như yêu cầu của một số nhà khoa học đã được báo chí phản ánh thời gian qua.

 

 

Cụ rùa hồ Gươm với vết thương trên cổ - Ảnh: Ngọc Thắng

 

Tại hội thảo quốc tế này, Sở KH-CN Hà Nội có mời 6-7 chuyên gia khoa học có uy tín trong nước chuyên nghiên cứu về lĩnh vực rùa và các loài bò sát tham gia và phát biểu tham luận.

 

Được biết, sau khi nghe thông tin có hội thảo khoa học đặc biệt về cụ rùa hồ Gươm, một số nhà khoa học nước ngoài đã tự nguyện đăng ký tham dự và Sở KH-CN đã chính thức có giấy mời họ. Điều này cho thấy sự quan tâm của các nhà khoa học quốc tế đối với những vấn đề liên quan tới cụ rùa hồ Gươm, thuộc loài rùa quý hiếm “độc nhất vô nhị” còn sót lại ở khu vực châu Á.

 

Trao đổi với PV, PGS-TS Hà Đình Đức, “nhà rùa học” được mời tham dự cuộc hội thảo khoa học quốc tế này, cho biết ông đã gửi cho Sở KH-CN Hà Nội một bản tham luận khoa học dài 14 trang về những vấn đề liên quan tới việc bảo vệ cụ rùa hồ Gươm.

 

Theo thống kê của ông Đức, từ Tết âm lịch đến nay, cụ rùa hồ Gươm đã nổi vào các ngày mùng 1, 2 và 4, thời gian rùa nổi khá lâu và ông Đức đã có được một băng ghi hình (mùng 2 tết) khá rõ nét về thực trạng sức khỏe của cụ rùa.

 

Ông nói rằng ông sẽ chứng minh cho mọi người thấy chuyện cụ rùa đã và đang bị thương trong những năm qua như thế nào để các nhà khoa học và cơ quan chức năng của TP Hà Nội đề xuất các biện pháp cứu chữa kịp thời.

 

Ông bức xúc về chuyện, thời gian qua một số người (có cả nhà chuyên môn và nhà quản lý) chất vấn ông rằng: “Căn cứ vào đâu mà khẳng định cụ rùa hồ Gươm bị thương, mà xác định các vết thương trên mai là do rùa tai đỏ cắn?” và họ yêu cầu cần phải có các bằng chứng chính xác.

 

Theo ông Đức, việc đích thân Sở KH-CN Hà Nội đứng ra tổ chức cuộc hội thảo khoa học quốc tế về bảo vệ cụ rùa hồ Gươm và chữa trị vết thương cho cụ rùa chính là câu trả lời.

 

Về lý do không mời các phóng viên tham dự và đưa tin về hội thảo, ông Lê Xuân Rao giải thích: “Vì có nhiều vấn đề về cụ rùa đang còn có những tranh luận khác nhau giữa các nhà khoa học, nên sau cuộc hội thảo này, khi có kết luận thống nhất chính thức giữa các nhà khoa học, Sở KH-CN Hà Nội sẽ có thông cáo đến báo giới”.

Theo Việt Chiến/Thanh Niên
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hội thảo quốc tế về bảo vệ cụ rùa hồ Gươm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI