»

Thứ bảy, 18/01/2025, 10:00:20 AM (GMT+7)

Hành trình giải mã bí ẩn Rùa Hoàn Kiếm

(00:26:07 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Thành công trong xác định loài và giới tính của Rùa Hoàn Kiếm, các nhà khoa học Việt Nam đang tiến tới giải mã toàn bộ gene của loài này, và xây dựng sơ đồ tiến hóa của Rùa Hoàn Kiếm. Hành trình giải mã gene được tiến hành như thế nào?

 

Rùa Hồ Gươm trong những ngày được điều trị đặc biệt (ảnh M.H)

 

 

TS Lê Trần Bình, Viện Công nghệ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho biết, thời điểm thu mẫu là ngày 4/4/2011. Mẫu thu từ cụ Rùa gồm máu thấm vào đầu tăm bông, bông rửa vết thương có dính máu và tế bào, mảnh da nhỏ quanh mép vết thương.

 

“Vết máu thấm trong tăm bông được nhân bản thành công và giải trình tự một đoạn dài 921 nucleotid. Phân đoạn gene này được đọc hai lần và kết quả không sai khác.” – TS Bình cho biết.

 

Các quan sát ban đầu liên quan đến giới tính là về hình thái như da nhẵn không nhám như giấy ráp; đuôi ngắn, không thò ra ngoài mai mềm; vùng gờ mai phẳng chứ không răng cưa; da màu ghi sẫm, không có những đốm vòng sáng…

 

Từ các quan sát ấy, các nhà khoa họcnhận định Rùa Hồ Gươm là cá thể cái. Kết quả phân tích mẫu gene cũng cho thấy chỉ xuất hiện các phân đoạn X (giống cái) rất đậm, không có sự xuất hiện của phân đoạn Y (giống đực).

 

 

Trả lại tên cho cụ Rùa

 

Trong Sách Đỏ Việt Nam, Rùa Hoàn Kiếm được xếp vào giống Pelochelys và là loài có nguy cơ tuyệt chủng cao. Trong báo cáo của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế, rùa này được phân loại là loài Rafetus swinhoei.

 

Một tên gọi khác là Rafetus Leloii được PGS  Hà Đình Đức đưa ra trong một tạp chí khảo cổ học. TS Bình lý giải, một trong những lý do cua sự khác biệt này là thiếu dữ liệu nghiên cứu có hệ thống đối với các mẫu vật sống hoặc chết.

 

Trong hành trình xác định chính xác tên loài của rùa Hoàn Kiếm, các nhà khoa học thuộc Viện Công nghệ Sinh học đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Bảo tàng Tự nhiên tại Vienne, Áo.

 

Các nhà khoa học Áo đã cung cấp các mảnh xương mai thu thập từ tất cả các mẫu mô, thịt của loài giải Thượng Hải để các nhà khoa học Việt Nam phân tích gene và so sánh. Kết quả cho thấy Rùa Hoàn Kiếm không có chuỗi nhiễm sắc thể tương tự với giải Thượng Hải và họ đã đăng ký trước với ngân hàng gene thế giới.

 

Việc chẩn đoán phân loại chủ yếu dựa vào hình thái hộp sọ, xương hàm, kích thước cơ thể và đặc biệt là so sánh các đoạn DNA, trong đó các nhà khoa học chú ý so sánh với kết quả phân tích DNA của mẫu mô giải Thượng Hải thu được ở miền Bắc Việt Nam năm 1914 và lưu giữ trong Bảo tàng Tự nhiên, Áo.

 

Các mẫu xương sọ hay toàn bộ xương của rùa mai mềm khổng lồ được phát hiện và thu được tại nhiều địa điểm khác nhau thuộc khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Đà cũng được xem xét.  Kết quả so sánh các mẫu vật cho thấy xương hàm rộng và tù hơn nhiều so với xương hàm hẹp và nhọn của loài giải thượng Hải Rafetus swinhoei.

 

Ngoài ra, khi so sánh với các mẫu gene đã phân tích trước đây của rùa Bảo tàng Hà Nội, rùa Quảng Phú (Thanh Hóa), các nhà khoa học cho thấy các mẫu gene tạo thành một nhóm riêng hoàn toàn giống nhau. Điều này cho phép kết luận rùa Hồ Gươm cùng loại với mẫu rùa này.

 

Kết hợp với sơ đồ về địa điểm phân bố, các nhà khoa học đi đến kết luận các mẫu rùa nước ngọt khổng lồ của Việt Nam có thể là một loài mới chưa từng được công bố. Loài mới này được đặt tên là Rafetus vietnamensis.

 

TS Bình cho biết, việc xác định loài và giới tính của rùa Hồ Hoàn Kiếm đã hoàn thành. Tới đây các nhà khoa học Việt Nam sẽ tiếp tục giải mã toàn bộ gene ty thể của rùa Hoàn Kiếm để xây dựng quy trình tiến hóa, sau đó sẽ công bố với thế giới.

 

Rùa Hồ Gươm có ba đặc điểm chính gồm kích thước lớn; thân được bao phủ bởi một lớp mai mềm; chủ yếu sinh sống ở môi trường nước ngọt. Trong 10 năm gần đây loài rùa này được thông báo là bị săn bắt hoặc quan sát thấy xuất hiện tại nhiều khu vực đầm lầy thuộc ba con sông là sông Hồng, sông Mã, sông Đà. Trong số các loại rùa mai mềm nước ngọt thì rùa Hồ Gươm có vẻ lớn nhất. Kích thước rùa nước ngọt mai mềm khổng lồ thường đạt từ 1500mm – 2000mm, trọng lượng từ 85 – 220kg.

Màu sắc da của loài này thay đổi tùy theo điều kiện môi trường sinh thái. Rùa Hồ Gươm da có màu xanh u xám. Trong khi một số con sống tại các đầm khác da có màu xanh kaki. Màu da bụng thường là màu hồng. 

 

Theo Mỹ Hằng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Hành trình giải mã bí ẩn Rùa Hoàn Kiếm

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI