Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Hà Nội có CLB thiên nhiên hoang dã đầu tiên
(00:31:38 AM 18/06/2011)
>> Ra mắt CLB Thiên nhiên Hoang dã Hà Nội
WiC-HN thuộc mạng lưới tình nguyện viên bảo vệ động vật hoang dã do ENV bảo trợ, ra mắt với 20 tình nguyện viên (TNV) nòng cốt sẽ tham gia các cuộc khảo sát, kiểm tra các vi phạm về động vật hoang dã ở các nhà hàng tại Hà Nội, sau đó báo cáo về ENV.
Anh Trần Việt Hưng, đại diện ENV (ngoài cùng bên trái) chụp ảnh lưu niệm cùng với chủ tịch CLB Lương Quang Chiến (đứng giữa cầm hoa) và các trưởng bộ phận của CLB thiên nhiên hoang dã Hà Nội (ảnh ENV)
Các bạn TNV cũng sẽ là những người trực tiếp đi xác minh các nguồn thông tin được công chúng thông báo tới đường dây nóng bảo vệ động vật hoang dã 1800-1522 của ENV. Trên cơ sở đó, ENV sẽ gửi dữ liệu tới các cơ quan chức năng để họ trực tiếp xuống hiện trường điều tra và xử lý.
Bạn Lương Quang Chiến, chủ nhiệm CLB, cho biết nhiệm vụ của các TNV là điều tra, phát hiện những vi phạm về động vật hoang dã để hỗ trợ cơ quan điều tra. Tất nhiên TNV phải chọn đi khảo sát vào giờ cao điểm như trưa hoặc chiều. Khảo sát nhà hàng là một trong những nhiệm vụ qua trọng nhất của các TNV.
Các thành viên nòng cốt của WiC-Hà Nội tại buổi ra mắt CLB (ảnh ENV)
Tham gia mạng lưới TNV được hơn ba năm, với hơn 60 cuộc điều tra lớn nhỏ, “lần khó khăn nhất là chuyến đi vài ngày về Ninh Bình tìm hiểu về tình hình nấu cao hổ trái phép của một số cơ sở tại đây. Rất may có cán bộ bên ENV hỗ trợ nên em không bị phát hiện.” bạn Chiến nhớ lại.
Còn bạn Nguyễn Thị Lan Hà, một trong những TNV nhỏ tuổi nhất sinh năm 1991, chia sẻ: “Em giả vờ đi cùng với một người vào ăn ở nhà hàng, sau đó lên các phòng để tìm hiểu xem họ có trưng bày động vật hoang dã hay không?”
Đại diện ENV cho biết các cán bộ phòng bảo vệ động vật hoang dã của ENV và ban chủ nhiệm WiC-HN sẽ phân loại các vụ việc khó hay dễ để, trên cơ sở đó, đưa TNV phù hợp đi khảo sát, tránh sự cố xảy ra.
Trước tình hình sử dụng, buôn bán động vật hoang dã tràn lan như hiện nay, “nếu chúng ta không có những hành động cụ thể, nâng cao nhận thức cộng đồng, thế hệ con cháu chúng ta có thể chỉ nhìn thấy động vật hoang dã trên phim hoạt hình”, anh Hưng lo lắng.
Trước đó, đã có ba CLB TNV bảo vệ động vật hoang dã tại Huế, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh ra đời đã hoạt động rất nhiệu quả đóng góp rất nhiều vào ngăn chặn nạn buôn bán và tiêu thụ động vật hoang dã.
Theo chị Ninh Thị Phương Thảo, điều phối viên mạng lưới TNV bảo vệ động vật hoang dã của ENV, hiện mạng lưới có hơn 2700 TNV ở khắp cả nước. Riêng Hà Nội có 768 TNV tham gia từ năm 2007 đến nay và hoạt động độc lập.
“Mục tiêu trong sáu tháng tới của WiC-HN là tập hợp khoảng 300 TNV trong mạng lưới tại Hà Nội tham gia vào các hoạt động của CLB, và kết nối với các CLB hoạt động về môi trường khác trên địa bàn thành phố”, bạn Chiến nói.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.