Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Đua thuyền bảo vệ rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Đồng Mô
(17:35:31 PM 18/06/2011)
“Buổi đua thuyền bằng chân hôm nay nhằm mục đích kêu gọi mọi người cùng tham gia bảo tồn loài rùa quý hiếm này.”, Điều Phối viên Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á tại Việt Nam, ông Tim McCormack, nói, “Con rùa ở Hồ Đồng Mô cùng loài với rùa Hoàn Kiếm rất quý hiếm.”
Cuộc đua thuyền năm 2010 được tổ chức ở Hồ Đồng Mô mang thông điệp “Hãy bảo tồn loài rùa Hoàn Kiếm và môi trường sống tự nhiên của chúng”.
Anh Phạm Văn Thông, cán bộ nghiên cứu thực địa Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á, cho VFEJ biết, không giống như rùa Hoàn Kiếm, con rùa ở Hồ Đồng Mô mỗi lần nổi chỉ nhô đầu vài giây, lần lâu nhất là 30 giây mà hai, ba tháng mới nổi một lần.
Do nạn săn bắt quá mức dẫn đến cạn kiệt về mặt số lượng quần thể loài và mất môi trường sống trong 10 – 15 năm năm trở lại đây đã đẩy rùa Hoàn Kiếm tới bên bờ vực tuyệt chủng ở Việt Nam. Loài rùa quý hiếm này đang đứng đầu danh sách các loài rùa có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất thế giới.
Hiện chỉ còn bốn cá thể được ghi nhận còn tồn tại trên thế giới, trong đó một ở Hồ Hoàn Kiếm và một ở Hồ Đồng Mô của Việt Nam và hai cá thể ở Trung Quốc. Loài rùa này được tìm thấy ở miền nam Trung Quốc và miền Bắc Việt Nam nhưng thói quen săn bắt đã đẩy loài rùa này đến bên bờ tuyệt chủng.
Cuộc đua thuyền bằng chân đã thu hút vài chục người tham gia, trong đó có cả phụ nữ. Anh Phạm Văn Thông (ngoài cùng bên trái) trao phần thưởng 300.000 cùng với hiện vật cho anh Nguyễn Xuân Quân (ở giữa) về nhất. Anh Nguyễn Duy Linh và Nguyễn Văn Lục về nhì và ba cũng nhận được phần thưởng.
Anh Phạm Văn Thông cho biết đợt lũ lịch sử tháng 11/2008, cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Hồ Đồng Mô, nặng 68kg, đã theo dòng nước lũ thoát ra ngoài khu vực Hồ.
Đến ngày 26/11/2008, những người đánh cá thuộc thôn Cời, phường Trung Sơn Trầm, thành phố Sơn Tây đã bắt được cá thể này. Ngay sau đó, các cơ quan địa phương phối hợp với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam và Chương trình Rùa Châu Á giải cứu cá thể này và thả lại về Hồ Đồng Mô.
Sau sự cố vỡ đập năm 2008, Hà Nội đã cho xây lại đập lớn gấp bốn lần so với đập cũ để điều tiết nước trong hồ đồng thời bảo vệ con rùa này.
Rùa Đồng Mô
“Tuy nhiên, rùa có nguy cơ thoát ra ngoài trong trường hợp phải mở cửa xả lũ vì bốn cửa đập mới này, mỗi cửa rộng tới 10m”, anh Phạm Văn Thông lo ngại.
Hiện Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á nhốt con rùa trong tấm lưới cao 07m và dài 60m mà chưa có biện pháp cụ thể nào để chắn con rùa ở Hồ Đồng Mô nếu phải xả lũ, anh Thông cho biết thêm.
Điều phối viên chương trình Tim McCormack (thứ hai từ trái qua phải) chụp ảnh lưu niệm cùng người đoạt giải
Trong chiến dịch bảo tồn rùa ở Việt Nam, Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á đã đưa những hoạt động vào trường học ở xung quanh Hồ Đồng Mô nhằm nâng cao nhận thức cộng đồng trong việc bảo tồn rùa ở đây.
Ngoài ra, Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á thuộc vườn thú Cleveland Metroparks đang cùng với Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam đưa ra những nghiên cứu để cố gắng thêm vào danh sách cùng loài với rùa Hoàn Kiếm trong tự nhiên mà cụ thể là những hoạt động quần chúng xung khu vực Đồng Mô như đưa vào trường học, những cuộc họp.
Cùng với việc bảo tồn rùa Hoàn Kiếm ở Việt Nam, hiện tại các nỗ lực bảo tồn rùa cũng đang được tiến hành tại vườn thú Suzhou (Trung Quốc) trong điều kiện nuôi nhốt. Tại đây, các nhà khoa học tiến hành ghép đôi thành công đối với hai cá thể còn lại của rùa Hoàn Kiếm tại Trung Quốc.
Trong tương lai, các cuộc điều tra thực địa về loài cũng sẽ được tiến hành tại Việt Nam với mục đích tìm ra những khu vực còn loài tồn tại loài rùa này.
Vào tháng 6/2007, lần đầu tiên các nhà khoa học thuộc Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á đã chụp được ảnh rùa Hoàn Kiếm tại khu vực Hồ Đồng Mô, thành phố Sơn Tây, Hà Nội.
Hồ Đồng Mô, rộng 1400ha, được ghi nhận là môi trường sống hoang dã của loài rùa Hoàn Kiếm hay còn gọi là giải thượng hải, giải swinhoei và một số tên gọi địa phương như con giải, con chạnh. Loài rùa cực kỳ quý hiếm này - được mô tả đầu tiên bởi Gray vào năm 1873 - đã đi vào văn hóa và truyền thuyết của Việt Nam gần 600 trăm năm. Sách đỏ Thế giới năm 2008 và Sách đỏ Việt Nam liệt kê loài này vào danh mục các loài rất nguy cấp.
Vùng phân bố lịch sử của chúng bao gồm miên Nam Trung Quốc, dọc theo sông Dương Tử và miền Bắc Việt Nam, dọc theo sông Hồng và sông Mã. Ngoài ra vùng phân bố của loài còn bao gồm các nhánh sông và các vùng hồ thông với những con sông kể trên. Kích thước của loài rùa này lớn nhất khoảng 150kg và dài hơn 1m. Về tuổi thọ của chúng hiện vẫn chưa xác định được.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.