»

Thứ bảy, 18/01/2025, 19:33:55 PM (GMT+7)

Diễn tập trước khi đưa cụ Rùa lên bờ

(00:29:22 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Công việc đưa cụ Rùa lên bờ chữa thương chưa thể thực hiện trong ngày 4/3 như dự kiến mà có thể sẽ lùi lại vào ngày 6/3 (Chủ Nhật), theo thông tin từ Ban chỉ đạo Khẩn cấp bảo vệ cụ Rùa Hoàn Kiếm.

>> Rùa Hồ Gươm lại nổi hàng giờ

>> Rùa Hồ Gươm nổi liên tiếp bốn ngày

>> Mai, ra quân bắt rùa

>> Rùa lại nổi với vết lở loét ở bàn chân, cổ và mai

>> Rùa lại nổi với vết đốm trắng trên đầu

 

Trước khi chính thức lai dắt cụ rùa về tháp Rùa sẽ có diễn tập để hoàn thiện các tình huống. Việc diễn tập có thể chỉ diễn ra trước khi tiến hành thật ít giờ đồng hồ.

 

 

"Cụ" Rùa liên tuc nổi với những vết thương. Ảnh: Tuổi Trẻ.

 

Đến nay, các công việc chuẩn bị về trang thiết bị đã gần như hoàn tất. Đã hoàn thành lối lên tháp Rùa bằng các bao tải cát, lắp đặt xong đường lai dắt và bệnh viện dã chiến chìm dưới nước. Lưới mắt mềm đã được đặt làm xong tại Hải Phòng và vận chuyển về Hà Nội sáng 3/3. Máy dò siêu âm cũng được chuyển từ Hải Phòng về Ban chỉ đạo.

 

Theo kịch bản, khi cụ Rùa nổi lên sẽ dùng lưới để vây bắt, đồng thời dùng thêm máy dò siêu âm để xác định vị trí của rùa trong trường hợp cụ Rùa lại lặn xuống.

 

Sau khi bắt thành công, sẽ đưa ngay cụ Rùa vào vị trí bể cứu thương hiện nay đã được lắp đặt ở chân tháp Rùa. Bể này có đường kính 5m. Khi chữa thương cho cụ rùa, nước trong bể sẽ được bơm ra. Chữa xong sẽ bơm lại nước hồ đã qua xử lý.

 

“Nếu bắt trượt một lần, sẽ rất khó để bắt lại lần hai. Nhất là đối với động vật hoang dã.” – TS Nguyễn Văn Vĩnh, chuyên gia thủy sản, thành viên của tổ lai dắt rùa Hoàn Kiếm, cho biết.

 

Theo dự kiến, cụ Rùa sau khi chữa xong sẽ được đưa sang bể dưỡng thương có đường kính 15m trước khi được trả về hồ. Tuy nhiên đến nay ngay cả các thành viên trong tổ lai dắt cũng chưa biết bể này đã được hoàn thành, lắp đặt hay chưa.

 

Cũng chưa rõ ai sẽ là người phụ trách lấy mẫu AND của cụ Rùa, ai chịu trách nhiệm phân tích, phương pháp phân tích, mang mẫu đi lưu trữ ở đâu, thực hiện quay phim chụp ảnh làm tư liệu khoa học thế nào, v.v…

 

Thiếu một điều phối viên để các bộ phận được vận hành trơn tru, trong khi áp lực công việc cao và có nhiều đầu việc khác nhau, nhiều nhóm làm việc khác nhau là nhận xét của nhiều thành viên đang đảm trách nhiệm vụ cứu cụ Rùa hồ Gươm.

 

Theo một chuyên gia, dù đã hết sức tích cực, nhưng sự kiện cứu chữa cho cụ Rùa hồ Gươm cũng cho thấy thành phố còn rất thiếu kinh nghiệm trong những lĩnh vực như vậy. Điều cần làm song song với việc cứu rùa là chuẩn bị ngay từ bây giờ nguồn gien thay thế rùa Hồ Gươm với sự vào cuộc bài bản hơn của các chuyên gia có kinh nghiệm.

 

Hôm 5/3, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sẽ họp lần cuối cùng với các nhà khoa học để chốt phương án đưa cụ Rùa lên bờ vào Chủ nhật (6/3).

 

Trong khi đó, cụ rùa liên tiếp nổi nhiều lần trong ngày 4/3. Theo các nhân chứng có mặt tại hồ, thường ngày nào cụ cũng nổi một lần vào buổi sáng trong thời gian gần đây, nhưng hôm qua đã ghi nhận ba lần cụ Rùa nổi vào sáng, trưa, và chiều.

Theo Mỹ Hằng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Diễn tập trước khi đưa cụ Rùa lên bờ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI