»

Thứ hai, 25/11/2024, 10:35:14 AM (GMT+7)

Đề xuất tịch thu gấu nuôi trái phép

(17:42:46 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - (VFEJ)-Các tổ chức bảo tồn và bảo vệ động vật hoang dã tại Việt Nam và quốc tế vừa đề nghị các cơ quan chức năng Việt Nam sớm có biện pháp tịch thu 24 con gấu đen Châu Á (Selenarctos thibetanus - gấu ngựa) nuôi trái phép tại trại gấu của Công ty Việt Thái ở xã Đại Yên, TP Hạ Long sau khi công an tỉnh Quảng Ninh bắt quả tang chủ nuôi đang hút mật gấu bán cho khách du lịch Hàn Quốc ngày 2/10.

Theo các tổ chức này, trại gấu này nhiều lần vi phạm luật bảo vệ động vật hoang dã và bị các cơ quan pháp luật phát hiện vi phạm.

 

 

Cụ thể, ngày 20/9/2007, trại gấu này vi phạm các điều khoản của Nghị Định số 32/2006/NĐ-CP, số 82/2006/NĐ-CP, và Quyết định số 47/2006/QĐ-BNN về việc nuôi nhốt gấu trái phép (không đăng ký và không có chip điện tử).

 

 

Đến ngày 5/3/2008, Công ty Việt Thái vận chuyển trái phép 21 con gấu đến trại gấu, vi phạm Quyết định số 47/2006/QĐ-BNN và không tuân theo chỉ thị của Chính phủ vì trại gấu này đang bị khởi tố.

 

 

Và mới đây nhất, ngày 2/10/2009, trại gấu này bị bắt quả tang đang hút mật gấu và bán mật gấu cho khách du lịch Hàn Quốc. Hành vi này đã vi phạm Nghị định số 32/2006/NĐ-CP, Nghị định số 59/2006/NĐ-CP, Điều 190 của Bộ luật Hình sự số 20/QH11 Quyết định số 95/2008/QĐ-BNN và dẫn đến vi phạm Công ước CITES (Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp) nếu số mật gấu được đem ra ngoài lãnh thổ Việt Nam.

 

 

Các tổ chức gồm Animals Asia Foundation, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), Free The Bears Fund Inc, Wildlife At Risk, và World Society for Protection of Animals kiến nghị các cơ quan chức năng xử phạt nghiêm khắc chủ trại gấu này theo các quy định của pháp luật Việt Nam.

 

 

Các tổ chức trên cũng hoan nghênh và đánh giá cao Việt Nam đã ban hành những quy định nghiêm khắc và thiết thực nhằm bảo tồn và bảo vệ động vật có nguy cơ bị đe dọa.

 

 

Từ năm 1994, Việt Nam là một thành viên tích cực của Công ước CITES – Công ước về buôn bán quốc tế các loài động vật, thực vật hoang dã nguy cấp.

 

 

Hơn nữa, ngày 30/1/2008, Chính phủ Việt Nam phê duyệt danh mục cấm buôn bán - theo thỏa thuận CITES, ban hành tại Hội nghị CITES tại Hà Lan tháng 6/2007.

 

 

 

Bên cạnh việc thực hiện Công ước CITES, Việt Nam còn ban hành một số điều luật như cấm nuôi nhốt gấu chưa đăng ký, cấm buôn bán, săn bắt loài gấu và sản phẩm, dẫn xuất từ gấu, đồng thời cấm hút và bán mật gấu.

 

 

Tuy nhiên, trong thập kỷ vừa qua, số lượng gấu bị bắt từ tự nhiên và bị buôn lậu vào Việt Nam vẫn tăng lên đáng kể. Hiện nay, Việt Nam có khoảng 4.000 cá thể gấu trong các trại gấu. Gấu đen Châu Á đã tuyệt chủng ở nhiều vùng của Việt Nam và chỉ có khoảng vài trăm con được cho là còn lại trong tự nhiên.

 

Phạm Anh
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đề xuất tịch thu gấu nuôi trái phép

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI