»

Chủ nhật, 19/01/2025, 15:26:39 PM (GMT+7)

Đề xuất cây di sản Việt Nam

(17:40:53 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Lần đầu tiên, các nhà khoa học đề xuất xây dựng tiêu chí cây di sản Việt Nam và danh lục cây di sản cho dãy Trương Sơn. Đề xuất được đưa ra tại hội thảo Bảo tồn Đa dạng Sinh học Dãy Trường Sơn lần thứ hai do Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE) tổ chức hai ngày 18 và 19/3 ở Hà Nội

Theo nhóm nhà khoa học thuộc Viện Điều tra Quy hoạch Rừng, cây di sản Việt Nam sẽ là cây gỗ hoặc cây thân gỗ, đơn lẻ hoặc quần thể mọc tự nhiên hoặc được trồng, sống trên 100 tuổi, có một trong những giá trị đặc biệt về thẩm mỹ, cảnh quan, môi trường, văn hoá, lịch sử, khoa học, v.v...

 


Cây sao cát ở tỉnh Gia Lai, một trong những ứng viên cây di sản đầu tiên ở Việt Nam (ảnh: Nguyễn Quốc Dựng). Cây sa mu dầu ở VQG Pù Mát (tỉnh Nghệ An) cũng nằm trong danh sách ứng viên cây di sản đầu tiên ở Việt Nam

 

Tiêu chí cây di sản tự nhiên sẽ là cây sống trên 200 năm, có hình dáng hùng vĩ (cao trên 40 m, chu vi trên 6 m đối với cây gỗ đơn thân; cao trên 25 m, chu vi trên 15 m đối với các cây đa, si thuộc chi đa si). Nếu là cây trồng, cây phải sống trên 100 năm, hình dáng hùng vĩ của cây phải bao gồm các yếu tố như cao trên 30 m, chu vi trên 3,5 m đối với cây gỗ đơn thân; cao trên 20 m, chu vi trên 10 m, đối với câ đa, si thuộc chi đa si. Các cây cảnh độc đáo chưa đạt hai tiêu chí trên nhưng, nếu có một trong những giá trị thẩm mỹ, văn hoá-lịch sử, giá trị cảnh quan, môi trường, khoa học, v.v, cũng được xem xét là cây di sản.

 

Theo ông Nguyễn Quốc Dựng, Viện Điều tra&Quy hoạch Rừng, trước mắt, dãy Trường Sơn có 10 cây ứng viên cho danh mục cây di sản là chò ngàn năm (cao 50 m, chu vi 10 m), sấu (cao 60 m, chu vi 7 m), và đăng (cao 70 m, chu vi 8 m) ở Vườn Quốc gia (VQG) Cúc Phương, tỉnh Ninh Bình; hai cây sa mu dầu (cao 50 - 70 m, chu vi 12,5 -15,5 m), ở VQG Phù Mát và Pù Hoạt, tỉnh Nghệ An; cây gùa ở VQG Phong Nha-Kẻ Bàng, tỉnh Quảng Bình; cây dầu đôi ở TP Nha Trang, cây sao cát (cao 60 m, chu vi 11 m), loại cây họ dầu lớn nhất, ở So Pai-K’bang, tỉnh Gia Lai; cây sữa và cây giáng hương ở Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.

 

Các cây ứng viên di sản sẽ được cộng đồng hoặc cá nhân đăng ký. Sau khi cây được vinh danh, chủ sở hữu cũng sẽ được hỗ trợ chăm sóc, bảo quản. Dự kiến, những cây di sản đầu tiên sẽ được VACNE vinh danh vào dịp Lễ Kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.


Singapore là quốc gia tiên phong trong phong trào bảo vệ cây di sản. Theo quy định của nước này. Cây di sản là những cây trưởng thành, đơn lẻ được lựa chọn và bảo vệ bởi quy định pháp luật do nước này xây dựng có tên là " Kế hoạch Cây di sản" (Heritage Trees Scheme), có hiệu lực từ ngày 17 tháng 8 năm 2001. Nhiều nước khác như Trung Quốc, Thailand, Mianmar, Nhật Bản, Australia, New Zealand, Hoa Kỳ, v.v, cũng đã tổ chức xây dựng danh mục cây di sản.

Kiều Oanh (TP)
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Đề xuất cây di sản Việt Nam

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI