»

Chủ nhật, 19/01/2025, 06:10:45 AM (GMT+7)

Dâu tây Đà Lạt chết hàng loạt

(17:34:45 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Anh Nguyễn Quang Thanh, cháu của ông Võ Đức (đường Nguyên Tử Lực, tổ 63, khu phố 3, phường 8, Đà Lạt) - một trong những người trồng dâu tây rất nổi tiếng, cho biết: “Sáng nay – 14.11, giá dâu tây đã nhảy vọt lên gần 90.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến giờ, nhưng nhà vườn không có để bán”.

 

 thu[-]hoach[-]dau[-]tay

Thu hoạch dâu tây (Ảnh minh họa)

 

Lãnh đạo Hội Nông dân TP Đà Lạt cho biết, hiện có nhiều loại bệnh đang diễn biến khá phức tạp trên vườn dâu tây nên loại cây đặc sản này của Đà Lạt đang bị đe dọa rất nghiêm trọng.

  

Anh Nguyễn Quang Thanh nói: “Vườn dâu tây 3 sào của ông tôi (ông Võ Đức) từ trước đến nay được xem là vườn dâu “miễn dịch” nhưng hiện tại thì đành bó tay, không thể ngăn cản được, bởi sâu bệnh tấn công mạnh quá!”. Cũng tại phường 8, cơ sở buôn bán hàng đặc sản Đà Lạt tại nhà của anh Ngô Danh (cơ sở Danh Hòa, 290 đường Nguyên Tử Lực) vừa buôn bán mứt dâu, vừa tổ chức khách du lịch tham quan vườn và hái trái tại chỗ, nay cũng đành chuyển từ trồng dâu tây sang trồng hoa.

 

Anh Ngô Danh cho biết: “Nửa sào dâu của tôi mọi năm là điểm tham quan và mua hàng lý thú của du khách; nay, đành phá bỏ bởi sâu bệnh dữ quá, không thu được lợi”. Tại phường 6 – một trong những vùng trọng điểm dâu tây của Đà Lạt, diện tích trồng dâu tây của Hợp tác xã Dâu tây từ 4,2ha (của 16 hộ thành viên) trước đây nay giảm còn không đến một nửa. Nhiều thành viên của HTX như ông Nguyễn Văn Chi đã phải phá 1 sào dâu tây để chuyển sang trồng bí ngồi; ông Thái Văn Hải chuyển toàn bộ 2,5 sào dâu tây sang trồng hoa cúc; ông Trần Anh trồng rau cao cấp trên 1,2ha dâu tây trước đó…



Cách nay khoảng trên dưới chục năm, nhà vườn Đà Lạt đã một lần “cách mạng” vườn dâu tây bằng việc nhập về một số giống mới có nguồn gốc từ Mỹ, New Zealand, Đài Loan… để thay thế các giống dâu tây cũ đã thoái hóa. Tuy nhiên, qua thời gian, đến lúc này, hầu hết các giống đó cũng đã bắt đầu xuống cấp. Anh Nguyễn Quang Thanh nói: “Hiện gia đình tôi đang phối hợp với Công ty Nam Việt ở Bình Dương trong việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật và phân bón nhằm loại bỏ sâu bệnh nhưng quả thực là không có nhiều hy vọng”.

 

Tương tự, ở phường 6, một thành viên của HTX Dâu tây đã tìm mọi cách và đi nhiều nơi học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào việc chữa bệnh cho vườn dâu của mình như sử dụng các biện pháp truyền thống, thử nhiều loại thuốc khác nhau… nhưng cuối cùng cũng đành phá bỏ toàn bộ 4 sào dâu tây chuyển sang trồng lơ xanh.



Theo Chi cục Bảo vệ thực vật Lâm Đồng, biểu hiện phổ biến trên cây đặc sản dâu tây Đà Lạt hiện nay là cây đến kỳ cho trái bỗng đột nhiên vàng lá, nổ đốm, thân khô dần rồi chết; nhổ gốc quan sát thì thấy bộ rễ nhũn thối. Hiện tại, khó khăn mà cơ quan chức năng (Chi cục Bảo vệ thực vật, Sở NN-PTNT Lâm Đồng…) là không có nhiều tài liệu nói về cây dâu tây, đặc biệt là tài liệu hướng dẫn cách phòng trừ sâu bệnh.

Khắc Dũng/ Báo Lâm Đồng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Dâu tây Đà Lạt chết hàng loạt

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI