»

Chủ nhật, 19/01/2025, 17:41:51 PM (GMT+7)

Cứu cá hô khổng lồ thoát nguy cơ tuyệt chủng

(17:42:28 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Trung tâm Quốc gia Giống Thủy sản Nước ngọt Nam bộ (TTQGGTSNNNB) đã cứu giống cá hô khổng lồ đặc hữu sông MêKông thoát nguy cơ tuyệt chủng với việc thực hiện thành công chương trình nghiên cứu khoa học bảo tồn, sinh sản nhân tạo tiến tới nhân giống phục vụ cho nhu cầu nuôi thủy đặc sản có giá trị kinh tế cao tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

 

ca[-]ho[-]

Cá hô khổng lồ

 

Chương trình bắt đầu từ năm 2005, hoàn thành năm 2009 với thành công là cho sinh sản được cá hô trong môi trường nhân tạo, tiến tới ươm cá bột thành cá giống, cung ứng rộng rãi đáp ứng nhu cầu nuôi của nhân dân.

 

 

Hiện nay, trong cả nước, TTQGGTSNNNB là nơi duy nhất cho sinh sản nhân tạo cá hô với sức sinh sản từ 20.000 đến 40.000 trứng/kg cá cái. Tỷ lệ cá bột ương lên cá hương đạt 42 – 54% sau 30 ngày ương.

 

 

Cá hương lên cá giống ương trong 30 ngày với tỉ lệ sống đạt 42 – 47%. TTQGGTSNNNB cũng là nơi duy nhất trong cả nước cung ứng cá hô giống với sản sản lượng hàng năm trên 200.000 con giống.

 

Theo Tiến sĩ Phạm Văn Khánh, Giám đốc TTQGGTSNNNB, cá hô là loài duy nhất của giống Catlocarpio, có kích thước lớn nhất trong họ cá chép Cypyrinidae với trọng lượng có thể đạt tới 100 kg – 200 kg/con và cũng là loài cá quý hiếm đặc hữu của hệ sông MêKông.

 

 

Trước đây, cá hô phân bố khắp hạ lưu sông MêKông, tập trung nhiều nhất tại khu vực sông Vàm Nao (An Giang). Tuy nhiên, gần đây với đà khai thác, đánh bắt theo kiểu tận thu khiến cho nguồn lợi thủy sản nói chung ngày một cạn kiệt, trong đó giống cá hô bị đe dọa tuyệt chủng.

 

 

Giống cá này đã gần như vắng bóng hẳn trong tự nhiên, kể cả trên sông Vàm Nao vốn trước kia được xem là một trong địa bàn cư trú chính của cá.

 

 

Tiến sĩ Khánh cho biết, trong những năm 2002 – 2005, Trung tâm cử cán bộ đi sưu tầm cá hô trong dân để đem về nuôi vỗ phục vụ nhu cầu nghiên cứu và sinh sản nhân tạo.

 

 

Nghe nơi đâu có cá hô ngư dân đang nuôi hoặc đánh bắt được, cán bộ của Trung tâm đều đến tìm mua cho bằng được. Kết quả, Trung tâm đã có đàn cá bố mẹ trên 200 con với trọng lượng trung bình 15 – 20 kg/con.

 

 

Con lớn nhất nặng đến 30 kg. Trong môi trường thuần dưỡng, cá hô bố mẹ đã ăn được thức ăn viên và các loại thức ăn chúng ưa thích khác như ổi, mận, chuối, các loại thực vật khác...

 

Cho sinh sản nhân tạo cá hô là thành công lớn của TTQGGTSNNNB trong việc bảo tồn, nhân giống các loại cá quí trong hệ thống sông Mêkông, tránh được nguy cơ tuyệt chủng do những nguyên nhân khách quan và chủ quan đặc biệt bởi bàn tay con người.

 

 

Nếu trước đây, trong môi trường tự nhiên cá hô chỉ sinh sản từ tháng 7 – 8 hàng năm, trong môi trường nhân tạo, Trung tâm chủ động kéo dài được mùa sinh sản của cá từ tháng 3 đến tháng 10 trong năm.

 

 

Đặc biệt, với qui trình kỹ thuật đúc kết được, các nhà khoa học có thể chủ động cho cá đẻ nhiều lần trong năm. Thời gian giữa hai lần đẻ ngắn nhất là 36 ngày.

 

Thạc sĩ Thi Thanh Vinh, trưởng bộ môn giống và công nghệ nuôi thủy sản thuộc Trung tâm, đồng thời cũng là người trực tiếp thực hiện qui trình sinh sản nhân tạo cá hô, cho biết giai đoạn nghiên cứu và thực hiện qui trình trên kéo dài trong gần bốn năm (2005 – 2009).

 

 

Năm 2009 cũng là năm đầu tiên Trung tâm đúc kết thành công qui trình sinh sản nhân tạo, tiến tới tổ chức sản xuất và cung ứng giống cá hô đặc hữu phục vụ nhu cầu nuôi thủy sản nước ngọt tại ĐBSCL đồng thời với chuyển giao kỹ thuật nuôi để người dân áp dụng thành công ngoài tự nhiên.

 

 

Thạc sĩ Vinh cũng cho biết, kinh nghiệm cho thấy nuôi trong ao mương, trung bình cá tăng trọng 0,8 kg/năm, sau ba năm nuôi đạt trọng lượng trung bình 6 kg/con có thể bán ra thị trường.

 

 

Nếu so sánh với một số loại cá khác trong họ thì cá hô là một trong những loài có sức tăng trọng nhanh nhất. Cá hô có thể nuôi riêng với mật độ thả từ 3 – 4 con/ m2 mặt nước hoặc nuôi ghép với các loại cá khác trong ao, trong lồng bè với mật độ 0,1 con/m2 mặt nước hoặc nuôi trong hồ chứa...

 

Hiện nay, giá trị kinh tế của cá hô rất cao bởi chất lượng thịt ngon, thị trường rất ưa chuộng, nhất là tại các nhà hàng cao cấp, các siêu thị với giá mua vào đạt kỷ lục 80.000 – 100.000 đồng/kg tùy thời điểm.

 

 

Từ chỗ cứu hộ thành công giúp cá hô tránh được nguy cơ tuyệt chủng, TTQGGTSNNNB đã giúp nông dân ĐBSCL đưa thêm đối tượng thủy đặc sản mới có giá trị kinh tế cao vào cơ cấu nuôi trồng để tăng thu nhập, ổn định đời sống và cụ thể hóa chủ trương “chung sống với lũ”.

Minh Trí
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cứu cá hô khổng lồ thoát nguy cơ tuyệt chủng

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI