Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cua xe tăng, loài cua cạn khổng lồ
(17:34:55 PM 18/06/2011)
Cua xe tăng
Loài này có mặt ở vườn quốc gia Côn Đảo đã lâu mà giới khoa học nước nhà không hề hay biết. Chúng chưa có tên trong sách động vật chí và mỗi lần nhắc đến loài này, các nhà nghiên cứu chỉ biết gọi với cái tên chung chung là “cua xe tăng” (đơn giản vì nó bò giống như... xe tăng). Sau nhiều lần đến Côn Đảo để mục kích cua xe tăng, chúng tôi xin giới thiệu một số nét thú vị về loài cua này.
Xứng với hỗn danh
Hang cua xe tăng sâu tới 2 m
Sau khi thu mẫu và đối chiếu với mô tả trước đây của các nhà nghiên cứu, cũng như tham vấn các chuyên gia nước ngoài về cua xe tăng thì bức màn bí ẩn về loài cua kỳ lạ này đã được vén lên dần. Cua xe tăng có tên khoa học (tên Latinh) là Cardisoma canifex (Herbst, 1794) thuộc họ cua cạn – Geocarcinidae. Tên giống Cardisoma của loài cua này có nguồn gốc từ tiếng Latinh với sự kết hợp của hai nhóm từ: “Cardi” có nghĩa là “trái tim”, “soma” có nghĩa là “cơ thể”, do hình dạng mai trông rất giống hình trái tim. Loài cua này còn có đồng danh khác như Cardisoma obesum Dana, 1851; Cardisoma urvillei Milne Edwards, 1853; Perigrapsus excelsus Heller, 1865; Cardisoma carnifex Miers, 1886; Cardisoma guanhumi var. carnifex Ortmann, 1894; Cancer hydrodromus Herbst, 1796.
Cua xe tăng là loài cua cạn to nhất ở Việt Nam và bán đảo Đông Dương: chiều dài mai có thể hơn 10cm. Cua xe tăng là loài ăn tạp, chân bơi sau cùng biến thành chân để bò, các gai trên mai cũng đã tiêu biến hoàn toàn, thích nghi với đời sống hang. Màu sắc mai cua có màu hạt dẻ (nâu sẫm). Cua xe tăng có thể đào hang sâu đến 2m với đường kính hang 8 – 12cm. Mặc dù sống trong hang ở trên cạn vùng chân triều hoặc những bãi cát, sình pha đá trên mực nước triều nhưng cua xe tăng phải di cư ra biển để đẻ trứng, do đó là nơi có nhiệt độ nước ổn định và giàu thức ăn, thích hợp cho ấu trùng phát triển. Vòng đời của ấu trùng trải qua năm giai đoạn: giai đoạn đầu kéo dài 22 – 25 ngày, sau đó chuyển qua giai đoạn ấu trùng mắt to. Lúc này chúng trôi nổi trong các đại dương cho đến khi hình thái bên ngoài phát triển giống với cua xe tăng trưởng thành. Tuy nhiên, kích cỡ lúc này chỉ vài milimet. Sau đó, cua con sẽ tìm đường trở về nơi tổ tiên chúng từng sống.
To lớn mà mong manh
Cua xe tăng
Trên thế giới, cua xe tăng phân bố rất rộng: châu Phi và biển Inđô – Thái Bình Dương, kể cả đảo Fiji. Dân đảo Fiji đã đưa hình loài cua quý hiếm này vào tem thư của đảo quốc. Ở Việt Nam, duy nhất có vườn quốc gia Côn Đảo, khu vực rừng ngập mặn là có loài cua này. Sở dĩ loài cua xe tăng phân bố rộng vì các giai đoạn ấu trùng của loài này chu du trong các vùng nước ấm của đại dương, bị gió dạt sóng xô rồi bằng cách nào đó các cua non lại trở về nguồn. Nhưng vì sao cua xe tăng có thể sống ở vùng ngập mặn Côn Đảo mà không thể sống ở các vùng rừng ngập mặn khác như Cần Giờ, Cà Mau... vẫn là điều khó lý giải nếu không có những nghiên cứu chuyên sâu đa ngành như dòng chảy hải lưu, lưới thức ăn của loài, sinh thái, di truyền… cũng như những điều kiện môi trường sống cụ thể của loài cua xe tăng Côn Đảo.
Loài cua này không có tên khoa học trong sách vở của nước nhà, nên muốn bảo tồn chúng thì cần có chương trình nghiên cứu chuyên sâu. Nhiều năm qua, người ta đã bất công khi không thèm ngó ngàng đến chúng thì bây giờ vẫn chưa muộn để đưa ra những chính sách bảo tồn hợp lý.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.