Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cụ rùa nặng tạ bảy
(00:27:11 AM 18/06/2011)
>> Rùa Hoàn Kiếm chủ yếu bị nhiễm khuẩn và nấm
>> Một tháng nữa Rùa Hoàn Kiếm xuất viện
Theo một cán bộ ở Sở KH&CN Hà Nội, cân dùng để cân Rùa Hoàn Kiếm được chuẩn bị ngay từ ngày đầu tiên đưa vào chữa trị nhưng phải năm ngày sau mới xong.
Cân và lưới nhấc rùa lên để cân được kiểm tra rất kỹ nhằm đảm bảo điều kiện tuyệt đối không để cụ rùa giãy giụa hoặc rơi ra ngoài. Trọng lượng chính xác của cụ được xác định là 169 kg.
Trước đó, thông số hình học của cụ rùa đo được là rộng 0,85 m, dài 1,6 m. Các thông số hình học và vật lý ấy khiến cụ rùa hiện tại nhỏ hơn và nhẹ hơn so với tiêu bản cụ rùa trên Đền Ngọc Sơn.
Kết quả này trái với nhận định trước đó của không ít khoa học gia trong nước khi họ nhận định cụ rùa đang sống trong Hồ Gươm to và nặng hơn cụ rùa đang tọa ở Đền Ngọc Sơn.
Đây chính là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người nghĩ Hồ Gươm còn có cụ rùa đích thực khác.
Lưới dùng đề nhấc cụ rùa lên cân
Điện cho Tháp Rùa = ba bóng đèn nghìn watts
Theo một cán bộ Sở KH&CN Hà Nội, chuyên trách về điện tại Tháp Rùa trong giai đoạn chữa trị và chăm sóc Rùa được chuyển giao về cho Sở KH&CN. Trước đó, phụ trách điện là Cty Chiếu sáng Đô thị Hà Nội.
Sau khi Rùa được lai dắt tới địa điểm để chữa trị, toàn bộ hệ thống đèn trang trí, điện chạy dưới chân Tháp Rùa đều được cắt.
Từ Tháp Rùa tắt hết đèn trang trí, ánh sáng hai bên bờ Hồ Gươm có vẻ lung linh hơn
Điện cung cấp cho các hệ thống chữa trị và chăm sóc Rùa ở Tháp Rùa vẫn là điện ba pha như mọi khi, đường cáp dẫn điện ra Tháp Rùa đi ngầm dưới hồ và chịu được công xuất tiêu thụ tới 60 KW/h.
Tuy nhiên, tổng lượng điện tiêu thụ cho toàn bệ hệ thống vận hành ở Tháp Rùa trong thời gian điều trị và dưỡng bệnh cho rùa, theo tính toán, chỉ hết tối đa khoảng 3KW/h, tức tương đương với ba bóng đèn sợi đốt công suất 1000 W/chiếc.
Liên quan đến vấn đề an toàn về điện cho rùa, tất cả các thiết bị, bao gồm cả hai bể điều trị và chăm sóc, đều được nối đất bắc một cọc sắt dài 1,5 m có trở kháng đủ để truyền kịp thời dòng điện dò từ thiết bị, nếu có.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.