»

Thứ năm, 28/11/2024, 22:36:56 PM (GMT+7)

Cụ rùa nổi chưa chắc do vết thương

(00:32:25 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Hiện tượng cụ rùa nổi nhiều lần thời gian gần đây gây không ít nghi ngại. Nhưng, thật ngạc nhiên, một số chuyên gia am hiểu về rùa có vẻ không nghĩ thế. Thay vào đó, họ cho đấy là bình thường, phù hợp với quy luật tự nhiên của loài này.

>> Dò dẫm cứu rùa Hồ Gươm

 

Ông Vũ Ngọc Thành, nhà động vật học chuyên về lưỡng cư-bò sát, nói: “Cụ rùa nổi những ngày nắng ấm mùa đông là thường tình. Đấy là tập tính của một số loài bò sát để làm ấm cơ thể. Vi dụ, cá sấu cũng có tập tính này. Nếu cụ nổi nhiều vào mùa hè mới đáng lo”.

 

Ông Vũ Ngọc Thành, hiện công tác ở Bảo tàng Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, từng có 30 bài báo đăng trên các tạp chi khoa học chuyên ngành lưỡng cư bò sát trên thế giới. Mười năm qua, ông cùng đồng nghiệp phát hiện hơn 20 loài lưỡng cư-bò sát mới cho khoa học. Tên ông còn được đặt cho một loài rắn phát hiện năm 2007.

 

 

Vết thương trên lưng cụ rùa có thể do ống nước gây nên.

 

Ông Douglas Hendrie, cố vấn cao cập, Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên Việt Nam (ENV), bổ sung, việc rùa nổi lên trong những ngày ấm là bình thường, nhất là sau một đợt gió mùa đông bắc.

 

“Tháng 11 và 12 là khoảng thời gian có thể thấy rùa nổi lên nhiều nhất. Rùa, cũng như các loài bò sát khác, là động vật máu lạnh. Chúng cần làm ấm thân thể của mình để thúc đẩy quá trình tiêu hóa. Bởi vậy, nổi lên trong những ngày ấm là một phần sinh thái bình thường của chúng”, Douglas Hendrie cho hay.

 

Tim McCormack, điều phối viên Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á (ATP) thuộc Vườn thú Cleveland Metroparks, cũng không nghĩ việc cụ rùa nổi liên quan đến sự ốm yếu của cụ mặc dù một số bức ảnh cho thấy các vết thù trên mai cụ không thể xem thường.

 

“Nếu cụ rùa leo lên đảo Tháp Rùa và ở trên đó lâu trong thời tiết lạnh, đấy mới là điều đáng lo ngại hơn”, Tim chia sẻ.

 

 

Người bốn phương xem cụ rùa nổi ở Hồ Gươm (Ảnh: Hà Hồng)

 

Vết thù trên lưng cụ...

 

Trong khi chưa có nghiên cứu chính thức nào, phỏng đoán nguyên nhân gây nên vết thương trên mai cụ rùa cứ xoay như chong chóng.

 

Trả lời câu hỏi “Liệu rùa tai đỏ có phải là thủ phạm gây ra vết thương trên lưng Rùa Hồ Gươm và là mối đe dọa lớn nhất đến tính mạng của cụ hiện nay không?”, ông Vũ Ngọc Thành khẳng định rằng có. “Chắc chắn rùa tai đỏ là thủ phạm gây ra vết thương trên lưng Rùa Hồ Gươm và là mối đe dọa lớn nhất đến tính mạng của cụ. Tôi đã có quá trình nuôi rùa tai đỏ để nghiên cứu về thức ăn của chúng. Rùa tai đỏ nhỏ hoặc trưởng thành ăn mọi thứ chúng có thể kiếm được. Chúng có thể bắt cả cá sống để ăn, chứ không chỉ ăn con chết. Thông tin gần đây nói chỉ rùa tai đỏ nhỏ mới ăn thịt là không đúng”.

 

Nhưng, vấn đề là, vết thương trên lưng cụ rùa có vẻ mới có, tức là vào những tháng mùa đông chứ không phải mùa hè, thời gian được cho là rùa tai đỏ hoạt động mạnh nhất. Mà về mùa đông, như ông Thành thừa nhận “rùa tai đỏ có thể lặn xuống đáy hồ cả tuần để chống rét và chúng hầu như không ăn gì”.

 

Thậm chí, kể cả không phải mùa đông, Douglas Hendrie vẫn cho là thiếu thuyết phục nếu bảo rùa tai đỏ gây ra bất kỳ vấn đề đặc biệt nào với cụ rùa: “Rùa tai đỏ tồn tại trong Hồ Hoàn Kiếm nhiều năm nay rồi chứ không phải bây giờ mới có”.

 

Cũng không đánh giá cao mối nguy từ rùa tai đỏ, Tim McCormack giải thích: “Chúng đúng là loài sinh vật xâm hại nhưng mối đe dọa từ săn bắt trái phép, buôn bán và làm mất môi trường sinh sống mới là những mối đe dọa hiện hữu lớn nhất đối với đa dạng sinh học ở Việt Nam”.

 

Cụ thể hơn, Tim đã nhìn thấy những bức ảnh gần đây cho thấy nhiều mối đe dọa trực tiếp đến tính mạng cụ rùa mà hầu chắc không phải do rùa tai đỏ như một ưỡi câu móc trên mai, một ống cao su trong miệng cụ hồi năm 2009 – thứ có thể làm tắc đường thở nếu cụ nuốt, v.v… Tổn thương phía trước mai, Tim cho là trầm trọng nhất.

 

“Tôi không tin rùa tai đỏ tấn công cụ rùa. Vết thương đáng chú ý nhất có vẻ như bị nhiễm trùng bởi nước ô nhiễm. Cùng với môi trường nước, rác rưởi và lưỡi câu trong hồ có lẽ cần quan tâm hơn”.

 

… do đường ống nước?

 

Giải thích gây chú ý nhất lại đến từ một phóng viên công tác ở Báo Nhân Dân có trụ sở ngay bên bờ hồ Hoàn Kiếm. Theo nhà báo Hà Hồng, nguyên nhân gây nên những vết thương trên lưng cụ rùa không phải là rùa tai đỏ hay một sinh vật nào khác mà rất có thể là do… đường ống nước.

 

Trao đổi với PV, nhà báo Hà Hồng cho biết, từ 8h00-10h00 sáng  2-1-2011, anh và nhiều người có dịp quan sát cụ rùa nổi quanh hai đường ống thoát nước nối từ đền Ngọc Sơn vào bờ, chỗ đường đôi phố Đinh Tiên Hoàng.

 

“Đây là lần cụ nổi lâu một chỗ, lúc bên trái, lúc bên phải đường ống nước. Có lúc cụ lao thẳng vào đường ống”, Hà Hồng, còn là Phó trưởng Ban Khoa Giáo, Báo Nhân Dân, nói. “Cách đây khoảng hai tháng, ống thoát nước chỉ nổi một đường và cách bờ chừng hai mét. Nay cả hai đường ống đều nổi. Đứng trên bờ có thể thấy rõ hai đường ống nổi dài hơn 20 mét”.

 

Từ những bức ảnh chụp được sáng 2-1, có thể nhìn thấy mai cụ rùa bị trầy xước gần ống thoát nước. Trước đây, khi ống nước được ghim sát đáy hồ, cụ rùa bơi qua bơi lại, không bị vướng. Khi đường ống nổi lên trên mặt nước, cụ  phải “chui qua, chui lại”.

 

Do nước tương đối cạn cho nên cụ bơi đến đâu là ở đó nước đục ngầu do bùn bị sục. Khoảng cách giữa đáy hồ và mặt dưới ống nước hẹp đến mức, mỗi lần chui qua, rất có thể cụ bị ống nước trà sát mạnh vào mai.

 

“Theo tôi, đó có thể là nguyên nhân làm cho mai cụ rùa bị trầy sướt ở nhiều vị trí”, nhà báo Hà Hồng, còn có hẳn một website về hồ Hoàn Kiếm (hohoankiem.org) cập nhật rất nhiều thông tin về cụ rùa, nhận định.

 

Mai cụ rùa bị trầy xước do rùa tai đỏ gặm hay do ống nước hoặc một lý do nào khác gây ra, các cơ quan chức năng của thành phố Hà Nội cần sớm nghiên cứu, tìm hiểu để đề ra các biện pháp hữu hiệu bảo vệ  cụ.

 

Trong lúc chờ đợi một kết luận chính thức về nguyền nhân, nhà báo Hà Hồng kiến nghị thành phố cho ghim hai ống thoát nước từ đền Ngọc Sơn nối với bờ xuống đáy hồ để cụ rùa có thể bơi thoải mái, không phải chui qua chui lại như hiện nay.

 

“Nếu cụ rùa leo lên đảo Tháp Rùa và ở trên đó lâu trong thời tiết lạnh, đấy mới là điều đáng ngại hơn”, Tim McCormack.

“Cụ nổi nhiều vào mùa hè mới đáng lo”, nhà động vật học chuyên về lưỡng cư-bò sát Vũ Ngọc Thành

 

Theo Quốc Dũng/TP
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cụ rùa nổi chưa chắc do vết thương

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI