»

Chủ nhật, 19/01/2025, 00:08:05 AM (GMT+7)

Cụ Rùa trèo lên bờ nhưng không thành

(00:30:54 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Cụ rùa có ý định trèo lên bờ nhưng không thành, trên mình khá nhiều vết thương với dấu hiệu lở loét.

Trong một số hình ảnh cụ rùa Hồ Gươm vừa được CTV của TT&VH Online gửi về có thể thấy tình trạng sức khỏe của cụ rùa rất đáng báo động.


Trước đó, vào ngày 10-12-2010 Cụ rùa Hồ Gươm đã nổi lên mặt nước, lộ nhiều vết thương trên người cùng sợi dây cao su quấn quanh miệng với dáng bơi chậm chạp, mệt mỏi tiến về gần bờ.


Từ sau đó, chỉ 2 – 3 lần dịp đầu năm Tân Mão người dân được dịp thấy cụ với dáng vẻ vô cùng mệt mỏi. Mỗi lần cụ chỉ nổi trong chưa đầy vài phút nên chỉ có những người may mắn mới được thấy cụ.

 


Cụ rùa Hồ Gươm trong lần nổi mới nhất cách đây ít hôm. Ảnh: Hải Lê


Lần nổi mới nhất vừa rồi của cụ rùa Hồ Gươm cũng vậy, cụ chỉ xuất hiện trong vài phút rất sát bờ và có ý định trèo lên bờ nhưng không thành.


Đáng chú ý ở chỗ qua những bức ảnh CTV ghi lại được thì cụ rùa bị khá nhiều vết thương và những vết thương đều có dấu hiệu lở loét không chỉ ở cổ, mai, mà ở quanh thân, các kẽ chân, móng chân, da... của cụ rùa đều có.


Các vết thương mới nhất của cụ rùa Hồ Gươm làm rất nhiều người nhớ đến những “tiền bối” của cụ rùa đã từng bị như vậy.



Cụ rùa mệt mỏi muốn bò lên bờ nhưng không thể. Ảnh: Hải Lê


Đầu tháng 4/1968, một Cụ Rùa Hồ Gươm cũng nổi lên kêu cứu khi mang trên mình một vết thương thủng mai đang rỉ máu nhưng do không được cứu chữa kịp thời nên đã chết vào ngày 8-4-1968, xác ướp giờ đây được để tại Đền Ngọc Sơn.


Một Cụ rùa khác cũng đã bị một vết thương nặng, chết nổi lên, người ta vớt xác, lấy lại bộ xương và hiện đang bảo quản tại chùa Hưng Ký (Hoàng Mai- Hà Nội).


Cụ Rùa hiện tại đang là Cụ Rùa có tuổi thọ lâu nhất (khoảng 700 năm) đang ở trong tình trạng nguy kịch trầm trọng nhưng vẫn chưa có biện pháp nào cứu chữa của những người có trách nhiệm.


Bắt rùa tai đỏ Hồ Gươm vào tháng 3

Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội sẽ tiến hành tiêu diệt rùa tai đỏ hồ Gươm vào tháng sau, khi thời tiết ấm hơn.

“Tháng 3 thời tiết ấm dần, rùa tai đỏ sẽ lên bờ phơi nắng, nên thuận lợi cho việc tiêu diệt loài rùa nguy hiểm này”, ông Lê Xuân Rao, giám đốc Sở nói.

Ông cũng cho biết, giữa tháng 2 sẽ có buổi hội thảo khoa học quốc tế về rùa tại Hà Nội, có sự đóng góp của các nhà khoa học trong nước và quốc tế. Đây là cơ hội để lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ các chuyên gia về loài rùa, để có cách tiêu diệt rùa tai đỏ tốt nhất.

Trước đó, hai biện pháp tiêu diệt rùa tai đỏ được Sở Khoa học và Công nghệ đề xuất là sử dụng lồng bằng nhựa hoặc inox có kích thước phù hợp để không làm ảnh hưởng đến cụ Rùa. Biện pháp thứ hai là sử dụng bè nổi ở hồ Gươm để rùa tai đỏ bò lên, vì loại rùa này rất thích sưởi nắng, sau đó sẽ rung cho rùa rơi xuống, ở dưới có lưới kéo lên để thu gom.

Ông Rao cho hay thiết bị diệt rùa tai đỏ đang trong quá trình hoàn thiện, và sẽ mang thử nghiệm trước khi áp dụng tại Hồ Gươm. Theo ông, các thiết bị đều hiện đại, không ảnh hưởng tới môi trường sinh thái và động vật thủy sinh ở hồ Gươm.

Theo TT&VH Online/ VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cụ Rùa trèo lên bờ nhưng không thành

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI