Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cụ Rùa lại nổi liên tục: Lành hay dữ?
(00:30:16 AM 18/06/2011)
>> Can thiệp cứu Cụ Rùa sẽ không nhanh
>> Cần cách ly để chữa trị Cụ Rùa
>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế
Cụ Rùa trầm ngâm hơn tiếng đồng hồ gần phố Hàng Khay chiều qua, 19-2. Ảnh: Vũ Lương.
Nổi liên tục
Lần Cụ Rùa nổi gần đây nhất là chiều qua, kéo dài từ khoảng 14h30 đến 17h30. Lần này, cụ chỉ nhô đầu lên khỏi mặt nước, không vào gần bờ. Cụ di chuyển chậm chạp, lúc ngụp lúc nổi từ địa điểm hiệu ảnh quốc tế, phố Hàng Khay, đến gần tháp Hòa Phong thì lặn xuống mặt nước xanh đậm, dấu hiệu của màu nước tù chứa nhiều tảo lam độc.
Điều đáng chú ý, Cụ tọa khá lâu ở một vị trí gần phố Hàng Khay, cách bờ chừng 10 m. Thời gian Cụ lưu lại đấy dễ đến một tiếng ba mươi phút. Cứ 15 phút lặn cụ lại nổi lên khoảng vài chục giây rồi lại lặn đúng một chỗ. Có lần nổi, mai của cụ lại phơi lên, làm nổi rõ mảng tổn thương màu trắng trên lưng.
Nhà báo Hà Hồng, Phó Ban Khoa giáo báo Nhân Dân, người trực tiếp quan sát cụ rùa không dưới 50 lần, cho biết, vị trí cụ đứng lâu hôm qua mực nước chỉ 60 cm. Anh cho rằng thời gian cụ ở lâu một chỗ như vậy là khá bất thường.
Nếu tính từ 17-2, ngày Chủ tịch UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 807/QĐ-UBND thành lập ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, Cụ Rùa nổi tổng cộng năm lần, kể cả lần chiều qua.
Tần suất Cụ Rùa nổi trong ba ngày qua được xem là cao trong tháng 2-2011. Theo PGS.TS Hà Đình Đức, thành viên Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam (VACNE), từ đầu tháng hai đến 15-2, thời điểm hội thảo bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm do Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội tổ chức, Cụ Rùa chỉ nổi khoảng hai lần. Tháng 1-2011, nhà khoa học tâm huyết ghi được 14 lần cụ nổi.
Trong khi đó, tháng 1-2010, ông ghi nhận được 9 lần cụ nổi. Nếu so với năm 1991, thời gian nhà khoa học Hà Đình Đức bắt đầu nghiên cứu Rùa Hoàn Kiếm, số lần cụ rùa nổi ba ngày qua đã vượt số lần cụ nổi năm ấy. Hồi đó, năm 1991, PGS.TS Hà Đình Đức chỉ ghi được ba lần cụ nổi mà thôi.
Nguyễn Tấn Vinh, một nhà nhiếp ảnh cao niên sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, sau khi chụp xong bức ảnh mới nhất về Cụ Rùa chiều qua, nói với Tiền Phong: “Nhìn cụ bơi mà chúng tôi cứ sốt cả ruột. Đành rằng thành phố đang làm nhiều việc sau khi báo chí phản ánh nhưng tiến độ chậm quá, chưa đáp ứng được mong mỏi của dân”.
Lý giải số lần Cụ Rùa nổi lên ngày càng nhiều vẫn khá khác nhau. Có ý kiến cho rằng có thể cụ bị viêm phổi, khó thở nên phải nổi lên để trực tiếp lấy oxy trong không khí. Có ý kiến lại bảo nước hồ tù đọng, nhiều tảo độc làm giảm lượng oxy hòa tan khiến cụ phải ngoi lên mặt nước.
Ý kiến lạc quan nhất có lẽ vẫn là chuyên gia nước ngoài. Douglas Hendrie, cố vấn ở Tổ chức Giáo dục Thiên nhiên (ENV) có trụ sở ở Hà Nội, bình thản: “Không đến nỗi phải lo lắng như vậy. Là chuyện bình thường khi rùa nổi lên trong tiết trời ấm áp, nhất là sau một đợt lạnh. Mấy hôm vừa rồi, trời Hà Nội ấm hẳn. Bò sát thuộc nhóm động vật máu lạnh. Chúng cần làm ấm cơ thể để giúp tăng quá trình tiêu hóa. Bởi vậy, việc nổi lên những ngày ấm áp là một phần của đời sống sinh thái bình thường của chúng”.
Những người quan tâm đến sức khỏe Cụ Rùa chiều qua lại vây quanh Bờ Hồ để chiêm ngưỡng cụ. Ảnh: Nguyễn Tấn Vinh
Phân lập tác nhân gây bệnh
Trong lúc chưa có bất cứ động thái gì can thiệp trực tiếp đến Rùa Hồ Gươm, cần thu mẫu nước ở Hồ Gươm để phân lập các tác nhân có thể gây bệnh cho loài rùa mai mềm tồn tại trong môi trường nước và đưa ra các giải pháp xử lý cụ thể, chuyên gia ở Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản 1 (RIA1) đề xuất.
Theo ThS Phan Thị Vân, RIA1, liệu trình chữa trị cho Cụ Rùa cần được lưu giữ bằng hình ảnh và hồ sơ để làm cơ sở cho các hoạt động chữa trị và nghiên cứu khoa học sau này.
Timothy McCormack, Điều Phối viên Chương trình Bảo tồn Rùa Châu Á (ATP) cho rằng ô nhiễm môi trường nước trong Hồ Gươm là một yếu tố cần xem xét khi đề cập tình trạng sức khỏe của Cụ Rùa. Các nghiên cứu chỉ ra rằng sinh vật phù du và vi khuẩn cũng có thể gây hại ngay cả với con người và gia súc.
ThS Kim Văn Vạn, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, cho rằng cần nạo vét, loại bỏ bớt lớp bùn đáy hồ gây ô nhiễm đáy Hồ. Di chuyển bùn đen, bùn thối lâu ngày có chứa nhiều khí độc, di chuyển các sinh vật gây bệnh ở đáy và tạo được môi trường sống tốt cho Cụ Rùa. Đây là nơi lưu trữ nhiều loại vi sinh gây bệnh.
Không chỉ nạo vét hồ, theo TS Bùi Quang Tề, RIA1, phải thường xuyên bổ sung nước sạch cho hồ giữ ở độ sâu nhất định. Nước cung cấp hàng năm từ 5 – 10% lượng nước trong hồ, làm giảm mật độ vi sinh vật gây bệnh bằng hóa chất TCCA.
“Cần có kế hoạch cấp và thoát nước định kỳ cho hồ nhằm đảm bảo mực nước phù hợp cho tất cả các mùa trong năm”. Ths Vân đề xuất, “Cân nhắc hàng năm thả bổ sung cá vào hồ để cung cấp thêm lượng thức ăn cho Rùa Hồ Gươm”.
ThS Vân chia sẻ quan điểm của chuyên gia quốc tế thuộc ATP, theo đó, cần tiến hành các nghiên cứu tìm kiếm các cá thể Rùa Hồ Gươm có thể tồn tại trong các khu vực liên quan. Nếu tìm được cá thể khác cùng loài ở vùng lân cận, có thể sử dụng chúng như nguồn rùa dự trữ thay thế cho Rùa Hồ Gươm trong tương lai.
GS.TS Hà Đình Đức, thành viên VACNE, thành viên Hội Di sản Văn hóa Thế giới nói: “Rùa Hoàn Kiếm mỗi lần xuất hiện là một lần như nhân chứng lịch sử nhắc nhở cháu con về trang sử oai hùng chống giặc ngoại xâm của ông cha ta xưa. Cụ Rùa đã thành huyền thoại, là linh hồn của Hồ Gươm”. Ngày 10 – 2 vừa qua, PGS Đức cũng tiếp tục gửi tờ trình lên UBND TP Hà Nội đề xuất cải tạo ngay lãi tràn Hàng Khay thành cửa cống đóng mở tạo sự luân chuyển nước tồn đọng, dọn dẹp 4 cửa khung giằng bê tông quanh chân Gò Rùa để cụ Rùa có thể dễ dàng bò lên bãi cỏ chân Tháp Rùa nghỉ ngơi…
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.