»

Thứ hai, 25/11/2024, 07:57:19 AM (GMT+7)

Có nhân giống được rùa Hồ Gươm?

(17:40:38 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - Vừa qua các cơ quan thông tin đại chúng đưa tin “Nhân giống loài Rùa Hồ Gươm” (Dân trí 11-3; VNMedia 11-3-2010; VTV 1 Bản tin Chào Buổi sáng ngày 29-3).

>> Sẽ ghép đôi sinh sản cho cụ rùa ở hồ Hoàn Kiếm

 

Theo VNMedia: “Rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) - một huyền thoại và là một trong những loài rùa nổi tiếng quý hiếm nhất thế giới. Hiện chỉ tìm thấy 4 cá thể trên toàn thế giới, trong đó một là “cụ” ở hồ Hoàn Kiếm, một ở hồ Đồng Mô và hai cá thể khác đang được nuôi nhốt tại một vườn thú của Trung Quốc”.



Rùa Đồng Mô bắt được ngày 26-11-2008


“Ông Tim McCormack, chuyên gia thuộc Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á cho biết, chương trình đang tiến hành xác định các cá thể rùa Hoàn Kiếm ở Đồng Mô, cùng giống với Cụ Rùa Hồ Gươm, để tiến tới ghép đôi sinh sản, duy trì nòi giống Cụ Rùa...”.

 

Theo ông Tim McCormack, hiện ở Việt Nam ghi nhận có 2 cá thể rùa Hoàn Kiếm (Rafetus swinhoei) trong đó 1 con sống ở Hồ Gươm, 1 con sống tại hồ Đồng Mô (Sơn Tây, Hà Nội), theo Dân trí 11-3.

 

Trở lại câu chuyện phát hiện loài rùa Đồng Mô cách đây 3 năm. Cuối tháng 6 - 2007 anh Nguyễn Xuân Thuận làm việc ở Chương trình Bảo tồn Rùa châu Á chụp được 3 kiểu ảnh một con rùa lớn đang bơi trên hồ Đồng Mô, Hà Tây.

 

Mãi đến cuối tháng 4-2008 các hãng thông tấn lớn trên thế giới mới đưa tin: Các nhà nghiên cứu thuộc Vườn thú Cleveland Metroparks (Hoa Kỳ) đã phát hiện 1 cá thể rùa có tên khoa học là Rafetus swinhoei, còn có tên khác là Rùa Hồ Gươm tại miền Bắc Việt Nam.

 

Vậy Rùa Hồ Gươm có phải Rafetus swinhoei như rùa Đồng Mô?

 



Rùa Hồ Gươm


Loài Rafetus swinhoei được phát hiện và mô tả năm 1873 bởi Gray, tiêu bản được lưu giữ ở Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London (Anh).

 

Theo GS Zong Yu, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Thượng Hải, con rùa này được ông Swinhoe mua ở Thượng Hải, đem tặng Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên London, loài rùa này không có ngoài tự nhiên ở Thượng Hải.

 

Kể từ đó cho đến năm 1995 trên thế giới chỉ có 6 bài viết về loài rùa này (kể cả bài mô tả lần đầu tiên của Gray, 1873). Các bài báo này do GS Kraig Adler, trường Đại học Cornell (Mỹ) gửi cho tôi ngày 28-11-1995. Loài rùa này hầu như đã tuyệt chủng ngoài thiên nhiên.

 

Ngày16-4-2008, Cleveland MetroPark Zoo đưa tin phát hiện cá thể loài rùa lớn mai mềm ở một hồ nước phía tây Hà Nội cùng loài với cụ Rùa Hồ Gươm.

 

Ngay hôm sau ngày 17-4, các hãng thông tấn lớn trên thế giới đã liên tục gọi điện phỏng vấn tôi. Ngày 19-4 tôi đã trả lời phỏng vấn trên báo Sài Gòn giải phóng về sự kiện này.

 

Tôi cho rằng đây là phát hiện rất có ý nghĩa cho công cuộc bảo tồn các loài rùa mai mềm khổng lồ đang tồn tại ở Việt Nam. Nhưng không thể vội vàng kết luận ngay là cá thể cùng loài với Rùa Hồ Gươm.

 

Về mặt hình thái con rùa này có nhiều chấm vàng đầu rất khác với loài Rùa Hồ Gươm mà từ lâu mọi người dân Hà Nội cũng như cả nước đầu quen thuộc thông qua các tấm ảnh chụp công bố thường xuyên trên báo chí. Đến cuối tháng 11-2008 người ta đã bắt được con rùa này.

 

Rùa Hồ Gươm không phải loài Rafetus swinhoei. Tôi đã tiến hành mô tả Rùa Hồ Gươm là loài mới cho khoa học thế giới và công bố trên tạp chí Khảo cổ học số 4/2000 với tên khoa học là Rafetus leloii.

 

Về hình thái Rùa Hồ Gươm hoàn toàn sai khác với loài rùa Đồng Mô Rafetus swinhoei. Vì vậy thông tin cho rằng sẽ tiến hành ghép đôi nhân giống giữa 2 loài rùa này là hoàn toàn không thể.

PGS Haf Đình Đức (Hội Bảo vệ Thiên nhiên Môi
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Có nhân giống được rùa Hồ Gươm?

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI