»

Chủ nhật, 24/11/2024, 20:01:23 PM (GMT+7)

Có đưa Cụ Rùa lên bờ

(00:30:18 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Với lần Cụ Rùa nổi lên mới nhất lúc chiều 17-2, cùng ngày UBND TP Hà Nội ban hành quyết định thành lập ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm, dư luận càng sốt ruột trước câu hỏi “Có đưa cụ rùa lên bờ hay không”.

 

 

Hội thảo ngày 15-2 về bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm là một trong những hội tụ lớn nhất các nhà khoa học liên quan đến Cụ Rùa. Nhà động vật học Vũ Ngọc Thành ở Bảo tàng Sinh vật, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên Hà Nội, cho rằng, những gì cơ quan quản lý muốn biết thì đã có đủ và giờ chỉ còn chờ quyết định dứt khoát cuối cùng từ phía UBND TP Hà Nội mà “không cần bất cứ một cuộc tham khảo khoa học nào nữa”.

 

 cu[-]rua

 “Có ý kiến của chuyên gia thú y rồi, phải chữa trị ngay cho Cụ Rùa, phải làm trước cả việc làm sạch nước hồ”, nhà động vật học Vũ Ngọc Thành ( Cụ Rùa nổi chiều 17-2. Ảnh Dân Trí)

 

 

Phóng viên đã đăng ký làm việc theo đúng thủ tục với TS Lê Xuân Rao, Giám đốc Sở Khoa học&Công nghệ Hà Nội, để tìm câu trả lời. Rất tiếc mọi liên lạc đều không thành.

 

Khách quan mà nói, những việc làm gấp rút của TP Hà Nội thời gian gần đây, sau sự kiện Cụ Rùa bò lên bờ mình mẩy đầy vết thương, được nhiều người đánh giá cao. Chiều qua, Timothy McCormack, Điều phối viên Chương trình Rùa Châu Á (ATP), chia sẻ: “Các cuộc thảo luận tiếp tục diễn ra sau hội thảo 15-2 và các ban ngành được giao nhiệm vụ với kế hoạch hành động rõ ràng. Công việc đang được tiến hành cẩn thận và tôi nghĩ UBND TP Hà Nội đang tiếp cận ở mức tốt nhất có thể để giải quyết tình hình hiện tại. Họ đang xử lý vấn đề với mức độ khẩn trương cao nhất”.

 

Dù thế, vẫn chưa thấy kế hoạch cụ thể cứu Cụ Rùa. Ngày 17-2, UBND TP Hà Nội ban hành Quyết định số 807/QĐ-UBND thành lập ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ Rùa Hoàn Kiếm với chín thành viên, trong đó Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Văn Khôi là trưởng ban chỉ đạo.

 

Các sở ban ngành, đúng như Timothy nhận xét, được phân công nhiệm vụ cụ thể song cũng chỉ gói gọn trong nhóm công việc can thiệp đến cảnh quan hồ Hoàn Kiếm mà thôi.

 

Điều dư luận mong chờ nhất là can thiệp Cụ Rùa như thế nào, đựa lên bờ chữa trị hay chữa dưới hồ. Không rõ vì sao, câu hỏi ấy vẫn chưa thấy đề cập trong cuộc họp tối 16-2 và Quyết định 807 ngày 17-2.

 

Kết luận của TS Lê Xuân Rao tại hội thảo ngày 15-2 có nhấn mạnh nhiều nhà khoa học trong nước đều đồng tình phương án đưa Cụ Rùa lên bờ chữa trị. Tuy nhiên, điểm yếu nhất của hội thảo là không ai đưa ra được bằng chứng xác đáng về tình trạng sức khỏe thực sự cũng như các dữ liệu khoa học về chất lượng nước hồ Hoàn Kiếm. Bởi thế, cơ quan quản lý khó có thể chọn ngay phương án nào.

“Đúng là cần có thời gian để thẩm định các tình huống cụ thể nhưng không thể kéo dài mãi được”, nhà khoa học Vũ Ngọc Thành lưu ý.

 

Để góp phần giúp lãnh đạo TP Hà Nội sớm có quyết sách, chúng tôi xin trích dẫn các ý kiến mới nhất thu thập được chiều qua, 18-2, về hai phương án trên.

 

Cải thiện ngay môi trường sống

 

Ông Nguyễn Ngọc Khôi, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Khánh An Trang KAT, có 14 năm nuôi rùa, nói việc cần làm ngay là làm bãi cát ở quanh Tháp Rùa để Cụ Rùa lên phơi nắng, giúp vết thương trên mình Cụ sớm khô lại.

 

“Nếu không làm bãi cát, trong khi chưa có biện pháp nào chữa trị cho Cụ Rùa, những vết thương trên mình Cụ sẽ khiến Cụ chết.” ông Khôi cảnh báo.

 

Ông Nguyễn Viết Để, Chi cục Trưởng Chi cục Thủy sản Hà Nội, cho rằng bên cạnh nạo vét, dọn dẹp đáy hồ, nên dùng chế phẩm sinh học để làm lượng tảo độc giảm đi, giúp nước Hồ sớm sạch hơn.

 

GS.TS Đặng Huy Huỳnh, Chủ tịch Hội Động vật Học Việt Nam, cũng mong sớm bổ cập nước: “Vết thương trên mình Cụ Rùa có lẽ do nước cạn quá, Cụ Rùa bơi qua bơi lại va phải ống nước, vật cản đẫn đến bị thương”.

 

 Timothy bổ sung: “Cải thiện ngay chất lương nước còn giúp giảm stress và tác động ngay đến sức khỏe Cụ Rùa”.

 

Đưa lên bờ?

 

Đây tiếp tục là vấn đề không có sự thống nhất. GS.TS Mai Đình Yên, Phó Chủ tịch Hội Sinh thái Học Việt Nam, vẫn giữ quan điểm đưa Cụ Rùa lên bờ chữa trị “nhưng phải cẩn thận. Chúng ta cần thống nhất quyết định xử lý vết thương ở cổ và các xây xát ở viền mai cho Cụ. Để thực hiện việc này, cần làm như bất cứ một bệnh nhân hay một động vật nuôi nào”.

 

Song các ý kiến không đưa lên bờ có vẻ cũng khá quyết liệt, ông Nguyễn Ngọc Khôi kiên quyết không đồng tình với phương án đưa Cụ Rùa lên bờ để chữa trị vì nếu làm không cẩn thận “sẽ làm vỡ mật, vỡ gan Cụ Rùa ngay”.

 

Thay vì đưa Cụ lên bờ, ông đề nghị, ngoài việc làm bãi cát cho Cụ lên phơi nắng, nên mua bể bơi thông minh của Trung Quốc rồi đặt ngay dưới Hồ Gươm. Sau đó dùng lưới kéo Cụ vào cạnh bể rồi từ từ khênh lên cho Cụ trườn vào bể bơi thông minh, rồi hút nước ô nhiễm trong bể ra và thay nước sạch.

 

Ông Nguyễn Viết Để cũng e ngại “đưa Cụ ra vị trí khác để chữa trị sẽ gặp rất nhiều khó khăn và có thể gây stress cho cụ”.

 

Các ý kiến trung gian có vẻ khá nhiều với lý do chính là còn quá thiếu thông tin khoa học và thực tế.

 

Timothy McCormack: “Nhiều người có vẻ muốn nhìn thấy cảnh bắt Rùa Hoàn Kiếm lên bờ chữa trị. Tôi không nghĩ tôi có thể đưa ra câu trả lời cho câu hỏi này. Thật khó để biết cá thể rùa ốm ra sao mặc dù có thể thấy rõ các vết thương trên lưng khá mới. Nếu chất lượng nước được cải thiện, đấy có lẽ là cách tốt hơn để hàn gắn vết thương trên thân thể rùa. Còn với hiện trạng nước hiện nay, thực tình không thể biết điều gì có thể xảy ra. Ngay cả chuyên gia thú y lành nghề đánh giá cũng rất khó”.

 

Tim đề xuất thêm, song song với cải thiện nguồn nước, nên bố trí ghi hình và chụp ảnh kỹ càng hơn để có thể giúp chuẩn đoán dễ dàng hơn, trên cơ sở đó, việc quyết định đưa rùa lên bờ hay không mới gần với đòi hỏi thực tế”.

 

Nhà khoa học Vũ Ngọc Thành cho rằng, để phá vỡ tình thế lưỡng nan trong việc lựa chọn phương án đưa hay không đưa Cụ Rùa lên bờ, cách tốt nhất là hãy để nhà thú y quyết định.

 

“Một trong những ý kiến cần tham khảo ngay là TS Nimal Fernando ở Ocean Park, Hồng Kông, Trung Quốc, sau khi ông khảo sát qua hiện trạng hồ Hoàn Kiếm”, ông Thành nói.

 

 

 

“Tôi muốn nhấn mạnh, Rùa Hoàn Kiếm là một đông vật như bất kỳ động vật nào khác, tuổi thọ là hữu hạn cho dù có những nỗ lực lớn thế nào đi nữa. Bởi vậy, điều chúng tôi quan tâm hơn cả là chúng ta có thể làm gì để bảo tồn giống nòi cho cá thể này và cho các loài rùa đặc hữu ở Việt Nam nói chung”

“Tôi đề nghị lãnh đạo TP Hà Nội đưa việc bảo tồn nguồn gene Cụ Rùa vào nội dung các việc cần làm ngay để bảo vệ Cụ”, nhà báo Hà Hồng, người sở hữu trang chủ trên Internet về Cụ Rùa, kiến nghị trên VTV2 lúc 9h00 tối qua, 18-2.

 

 

 

Phạm Mạnh-QD
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Có đưa Cụ Rùa lên bờ

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI