Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Có cách bắt hết rùa tai đỏ ở Hồ Gươm
(00:32:55 AM 18/06/2011)
>> Rùa tai đỏ có thể thống lĩnh hồ Gươm
>> Cụ rùa hồ Gươm cõng rùa tai đỏ
Ông Nguyễn Ngọc Khôi, phó trưởng ban thường trực Hội Bảo tồn Sinh thái TP Hà Nội, cho hay, nhờ phương pháp mà ông đề xuất áp dụng ở Hồ Gươm, mới đây nhất, ông bắt gần như toàn bộ (ông cam đoan là đã bắt hết) số rùa tai đỏ do chính ông nuôi suốt 13 năm qua.
Rùa tai đỏ tại hồ Gươm . Ảnh: Xuân Phú
Còn là Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Thương mại Hà Nội (KAT Group), ông có một trang trại sinh thái rộng bốn ha ở ngay nội thành Hà Nội và từng nuôi hàng trăm rùa tai đỏ hợp pháp. Chính vì thế, ông hiểu tập tính của chúng hơn ai hết và khẳng định đề xuất của một nhà khoa học về việc bắt rùa tai đỏ trong bài đăng trên TP số ra hôm qua là không thực tế.
“Đúng là rùa tai đỏ thường nổi lên để ăn và sống lơ lửng trong nước. Tuy nhiên, khi có động như bơi thuyền thúng ra chẳng hạn, chúng thường lặn ngay và rúc xuống bùn. Với mực nước không sâu như ở Hồ Gươm, việc rúc xuống bùn khi có động là không có gì khó và lâu đối với rùa tai đỏ”, doanh nhân Khôi, còn là Ủy viên BCH Hội Bảo vệ Thiên nhiên&Môi trường Việt Nam, nói.
Phương án bắt rùa tai đỏ là căn cứ vào tập tính mà đích thân ông tìm hiểu trên các hồ ở khu Đầm Bông của gia đình. Theo đó, rùa tai đỏ thường ăn tất cả các loại cây, rau nổi.
Với động vật, ông Khôi quan sát thấy chúng hầu như không bao giờ ăn các động vật sống và chuyển động. Nhưng nếu là động vật chết và thối thì đấy lại là món khoái khẩu của chúng.
“Mấy vì trâu, da trâu khi tôi thả xuống, chúng ăn hết. Cá sống thả, chúng không ăn. Nếu cá chết và tù, nó ăn ngay”, ông Khổi kể.
Cũng vì đặc điểm ấy, ông Khôi có ý định nghiên cứu sử dụng rùa tai đỏ giúp làm sạch môi trường thối rữa ở các ao hồ.
Vậy phương pháp có thể áp dụng ở Hồ Gươm là gì?
Đấy là hệ thống gồm hai phần, phần dưới là lưới thiết kế sao cho rùa tai đỏ vào mà không ra được và, nhất là, không để Cụ Rùa vào được. Để dụ rùa tai đỏ, ông cho đặt mồi là thức ăn thối rữa (ông còn biết loại thức ăn nào được rùa tai đỏ thích nhất) với lượng vừa đủ để không làm ô nhiễm môi trường nước hồ.
Trường hợp rùa khác loài, kích cỡ nhỏ như rùa tai đỏ, mà chui vào thì đơn giản có thể nhặt chúng ra nếu thấy cần trả lại chúng cho Hồ Gươm. Phần thứ hai của hệ thống là bè tre, nơi để cho rùa tai đỏ phơi nắng.
“Hiện tượng một con rùa tai đỏ ngồi lên lưng to như tấm phản của cụ rùa Hồ Gươm chính là thể hiện thú thích phơi năng của loài này”, ông Khôi nhận định.
Vừa dụ cho ăn, vừa dụ cho phơi nắng như vậy, hệ thống như thế với mấy bộ độc lập với nhau thả trên mặt hồ, ròng rã trong vòng một tháng trời, từ 15-8 đến 15-9 vừa qua, ông thu gom gần như toàn bộ số rùa tai đỏ mà ông nuôi từ năm 1997 đến nay rồi cho thiêu hủy trước mặt đại diện các cơ quan chức năng.
Hồ Gươm, không phải môi trường cho sinh sản
Vẫn theo kinh nghiệm, ông Khôi cho rằng một số loại tảo ở Hồ Gươm có thể là thức ăn tốt cho rùa tai đỏ nhưng Hồ Gươm không phải là môi trường lý tưởng cho chúng sinh sản, nhất là khi ngăn chặn được nạn ném động thực vật chết, thối rữa xuống hồ từ những kẻ vô trách nhiệm hoặc thiếu ý thức.
Như nhiều loài rùa khác, rùa tai đỏ cần có bãi cát không chỉ để phơi nắng mà còn để sinh sản. Nếu ngăn chặn được nạn thả rùa tai đỏ xuống Hồ Gươm để phóng sinh, khả năng sinh sôi của chúng ở Hô Gươm là rất thấp.
Ông Khôi từng theo dõi và nhận thấy, một cặp đôi rùa tai đỏ gồm hai rùa cái và một rùa đực, trung bình đẻ được 50-60 quả trứng/năm song tỷ lệ nở thành con và thành con trưởng thành trong tự nhiên chỉ 10-20%.
Lý do là trứng không ấp được do không có môi trường thích hợp. Nếu trứng ở dưới bùn sẽ bị thối. Trứng để trên cạn sẽ bị chuột tấn công. Rùa tai đỏ con còn là thức ăn của các loài thiên địch khác như cá trê, cá chim.
Tóm lại, ông Khôi cam đoan sẽ xử lý được nạn rùa tai đỏ ở Hồ Gươm bằng phương pháp mà ông đề xuất, đồng thời ông cũng lưu ý, chớ nên thổi phồng quá đáng mức độ nguy hiểm của rùa tai đỏ vì, trong danh mục 100 loài ngoại lai xâm hại của Tổ chức Bảo tồn Động vật Quốc tế (IUCN), rùa tai đỏ đứng ở vị trí sau 50, chứ không phải đứng đầu như một số người nói.
Cũng dựa vào đặc điểm tập tính và ưa món khoái khẩu thối rữa, ông Khôi đã thiết kế một hệ thống thu gom rùa tai đỏ từ các khu đầm trong trang trại của ông và thu được đa số trong tổng số 750 con rùa tai đỏ bắt được. Đương nhiên, để bắt được rùa tai đỏ, ông còn áp dụng phương pháp khác. Nhưng vì phương pháp ấy không áp dụng được cho điều kiện Hồ Gươm (liên quan đến tát cạn) nên ông không trình bày chi tiết. |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.