Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Chữa trị gấp cho cụ rùa hồ Gươm
(00:32:01 AM 18/06/2011)
Cụ rùa với những vết thương trên mình - ảnh do PGS-TS Hà Đình Đức cung cấp
Nên xây cống thủy lợi
Bất chấp thời tiết đầu tháng 1.2011 ở Hà Nội trời lạnh thấu xương, ngày nào cũng vậy, “nhà rùa học” - PGS-TS Hà Đình Đức cũng phải vài bận lang thang “hóng rét” ven hồ Gươm để nghe ngóng động tĩnh về cụ rùa. Nhất là từ hôm cụ rùa bị vết thương nặng trên cổ và mai cụ bị rùa tai đỏ cắn nham nhở, ông Đức đứng ngồi không yên. Ông đã tới gặp một số cơ quan chức năng của thành phố và báo chí để đề xuất những vấn đề cần thiết phải cứu chữa vết thương và bảo vệ cụ rùa.
Ngày 13.1, trao đổi với PV Thanh Niên, ông Hà Đình Đức cho biết trong cuộc gặp gỡ mới đây của lãnh đạo TP Hà Nội với 154 nhà văn hóa, nhà khoa học được tặng bằng khen vì có thành tích đóng góp cho Đại lễ 1.000 năm, ông tranh thủ gặp ngay ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội để đề xuất một số vấn đề về việc diệt rùa tai đỏ và bảo vệ gấp cụ rùa đang bị thương nặng.
Tại cuộc gặp này, ông Thảo đã lắng nghe những ý kiến của “nhà rùa học” về việc vết thương nặng trên cổ cụ rùa có thể do những vật sắc nhọn nằm dưới lòng hồ gây ra. Ông Đức cũng đề xuất với TP Hà Nội việc cần cải tạo, xây dựng khu vực cống thoát nước chính của hồ Gươm nằm ở góc phố Hàng Khay theo kiểu cống thủy lợi, để khi có mưa lớn sẽ tháo nước ở đáy hồ ra ngoài. Hiện tại, cống phố Hàng Khay chỉ là cống tràn, tự chảy khi có mưa lớn.
Theo ông Đức, nước hồ Gươm lưu cữu đã mấy trăm năm nay, chỉ được bổ cập hằng năm vào mùa mưa, nên độ ô nhiễm rất cao. Nếu xây được cống thủy lợi ở góc hồ, vào mùa mưa, sẽ tháo nước đáy hồ ra ngoài, để nước mưa pha loãng nước hồ Gươm, tự điều tiết sự ô nhiễm môi trường sinh thái hồ.
Đề nghị đưa cụ rùa lên Tháp Rùa để chữa vết thương
Qua cuộc gặp gỡ nói trên, PGS-TS Hà Đình Đức nhận xét, lãnh đạo TP Hà Nội cũng rất ủng hộ các giải pháp diệt rùa tai đỏ để bảo vệ môi trường sinh thái hồ Gươm, bảo vệ cụ rùa và đã bước đầu chấp thuận các đề xuất mà các nhà khoa học đưa ra.
“Sức khỏe của cụ rùa bây giờ là vấn đề trên hết, vì cụ rùa từ hàng trăm năm nay đã là linh hồn của hồ Gươm và gắn bó với tâm khảm của rất nhiều thế hệ. Có thể nói rùa hồ Gươm là một trang lịch sử sống và mỗi khi rùa xuất hiện thì người ta lại nhắc nhở tới huyền thoại từ ngàn xưa khi Lê Lợi dẹp tan quân xâm lược nhà Minh và về trả gươm cho rùa thần.Và về mặt tâm linh người Việt vẫn cho rằng ở đâu đó thăm thẳm trong lòng hồ vẫn còn thanh bảo kiếm của tổ tiên mà thần rùa vẫn ngày đêm canh giữ...” - ông Đức nói với chúng tôi.
“Nhà rùa học” cho biết, sắp tới ông sẽ có một tờ trình lên cấp lãnh đạo của TP và T.Ư đề nghị nghiên cứu, xem xét cho phép các nhà khoa học đưa cụ rùa lên khu đất cạnh Tháp Rùa để sơ cứu, chữa chạy các vết thương trên mình cụ.
Theo ông Đức, vết thương trên cổ cụ rùa lần này khá nặng, phải từ 4-5 năm nữa mới có thể liền lại được, các vết thương năm 1998 và năm 2002 trên mình cụ cũng phải dăm năm sau mới lành sẹo.
“Do vậy, ngoài việc diệt rùa tai đỏ, chúng ta phải tiến hành cấp cứu ngay cụ rùa hồ Gươm, vì những vết thương trên mai cụ đang có xu hướng lở loét có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe cụ rùa. Tôi phản đối ý kiến cho rằng cần phải đưa cụ rùa tạm thời đi di tản sang một hồ khác để tiến hành tổng diệt rùa tai đỏ ở hồ Gươm. Chúng ta chỉ cần đưa cụ rùa lên khu vực Tháp Rùa khoảng nửa ngày để chăm sóc, chữa trị vết thương rồi đưa cụ trở lại xuống hồ là được. Chúng ta không thể xem xét sức khỏe cụ rùa theo kiểu “thầy bói xem voi” mà phải thực tế đưa cụ lên bờ để kiểm tra xem xét cụ thể từng vết thương mà chữa trị”, ông Đức diễn giải.
Ông Đức cũng cho rằng, việc đưa cụ rùa lên chữa trị là một việc đặc biệt nhạy cảm, nhưng nếu tình trạng sức khỏe của cụ rùa có vấn đề nguy cấp thì bắt buộc chúng ta phải đưa cụ lên Tháp Rùa để cấp cứu mới mong chữa lành được vết thương cho cụ.
"Sức khỏe của cụ rùa bây giờ là vấn đề trên hết, vì cụ rùa từ hàng trăm năm nay đã là linh hồn của hồ Gươm và gắn bó với tâm khảm của rất nhiều thế hệ" PGS-TS Hà Đình Đức
|
Chủ tịch UBND TP Hà Nội tán thành rà soát lòng hồ Gươm Sau khi nghe PGS-TS Hà Đình Đức đề xuất việc cho thợ lặn thu dọn, tháo gỡ khỏi lòng hồ các chướng ngại vật nguy hiểm, ông Nguyễn Thế Thảo, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chấp nhận việc TP Hà Nội sắp tới sẽ cho rà soát lại toàn bộ lòng hồ và cho rằng cần dùng phương pháp siêu âm hiện đại để phát hiện các chướng ngại vật sắt thép nằm dưới hồ có thể gây thương tích cho cụ rùa. Mặt khác, Chủ tịch UBND TP cũng tán thành việc chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát lại toàn bộ các hệ thống cáp ngầm, ống dẫn nước ngầm đang nằm dưới hồ cùng với việc kiểm tra hệ thống thoát nước của các đơn vị ở ven hồ như: nhà hàng Thủy Tạ, đền Ngọc Sơn, quán hàng của Hapro để tránh việc xả nước thải gây ô nhiễm hồ Gươm.
|
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn (28/11/2024)
- Danh sách 25 Giải thưởng của Cuộc thi viết về Cây Di sản Việt Nam năm 2024 (27/11/2024)
- Đại diện Bộ Nội vụ và Bộ TN-MT đánh giá cao vai trò của VACNE trong xây dựng phát triển bền vững của đất nước (27/11/2024)
- Mộ Hải Thượng Lãn Ông được công nhận di tích quốc gia đặc biệt (27/11/2024)
- Dự án cáp treo nối chùa Hương với chùa Tiên xin cấp phép môi trường (26/11/2024)
- Hội nghị Ban Chấp hành VACNE 2024: Tiếp tục củng cố và phát triển bền vững tổ chức hội (26/11/2024)
- Các nhà khoa học thế giới bàn về môi trường trái đất tại Quy Nhơn (26/11/2024)
- 25 tác phẩm được trao giải viết về "Cây di sản Việt Nam năm 2024" (26/11/2024)
- Hòa Bình:Công nhận Cây Di sản vào Ngày hội Văn hóa, thể thao và du lịch các xã vùng cao huyện Tân Lạc (25/11/2024)
- Sinh viên Nhân văn làm sống dậy kịch hình thể với “Mắt Rừng” (24/11/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận Cây di sản cho 24 cây trong vườn
(Tin Môi Trường) - Vườn quốc gia Côn Đảo đón nhận bằng công nhận ‘Cây di sản’ cho 24 cây trong vườn, nâng tổng số cây được công nhận là di sản tại Côn Đảo lên con số 105.