Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Chim Gurney đuôi cụt có nhiều trong tự nhiên hơn dự đoán
(17:42:35 PM 18/06/2011)
Trong suốt ba thập kỉ qua, loài chim Gurney đuôi cụt không được tìm thấy trong tự nhiên. Những phát hiện mới đây đã chứng minh rằng loài này vẫn còn tồn tại ở khu vực Đông Nam Á.
Loài chim này từng được cho là một trong những loài chim hiếm nhất trên thế giới. Đây là loài chim đặc hữu của bán đảo Thái Lan và Myanmar.
Chim Gruney đuôi cụt từng được coi tuyệt chủng trước khi một quần thể nhỏ của loài này được phát hiện lại tại Thái Lan vào năm 1986.
Tổ chức BirdLife, đại diện cho IUCN, đã xếp loài này vào nhóm cực kỳ nguy cấp. Và vào năm 2008, một quần thể chim Gruney đuôi cụt được tìm thấy ở Myanmar đã thay đổi xếp loại và đưa loài chim này xuống nhóm nguy cấp.
Nghiên cứu gần đây được tiến hành bởi Tiến sỹ Paul Donald của tổ chức RSPB (đối tác của BirdLife tại Anh Quốc) đã củng cố nhận định rằng chủ yếu loài chim này sinh sống tại Myanmar.
Cũng theo nghiên cứu này, những con số ước tính trước đây về số lượng loài chim này là quá thấp. Trên thực tế, số lượng loài chim này vào khoảng 9,300 tới 35,000 cặp (loài chim này sống thành từng đôi gồm một chim đực và một chim cái).
Tuy nhiên, có khả năng số lượng loài chim này ở Myanmar vào khoảng 20,000 cặp. Khác với những phỏng đoán trước đó về loài chim này, nghiên cứu đã chỉ ra rằng loài này sống xa hơn về phía bắc và ở độ cao cao hơn.
Tiến sĩ Donald cho biết: “Dự án này là một ví dụ của việc nghiên cứu bảo tồn có trọng tâm có thể mang lại những kết quả tốt trong việc bảo vệ loài đang bị lâm nguy. Với kiến thức loài tốt hơn, cả về sự phân bổ và sinh cảnh sống của loài sẽ mang lại những sự bảo tồn có hiệu quả trong tương lai. Đương nhiên, chúng ta cũng phải nhớ rằng mặc dù chim Gurney đuôi cụt ở Myanmar nhiều hơn số lượng mà chúng ta vẫn từng biết tới nhưng mà không có gì đảm bảo và chúng đang bị giảm đi đáng kể do một diện tích rừng lớn bị mất đi.”
Một nỗ lực bảo tồn gần đây cũng thuộc trong dự án này đã ổn định được khoảng 15-20 đôi chim này còn lại ở miền nam Thái Lan. Nỗ lực này là của Hội Bảo vệ Chim Thái Lan, Ủy ban Bảo tồn Rừng Quốc gia Động&Thực vật Hoang dã cùng với Trường Đại Học Chiang Mai. Tuy nhiên, ở Thái Lan, việc chim làm tổ không mấy thành công vì rắn thường xuyên tới ăn.
Trong khi số lượng loài chim này ở Thái Lan tuy nhỏ nhưng lại tập trung ở khu vực được bảo vệ là Vườn Khao Pra Bang Kram. Còn số lượng chim này ở Myanmar lại hoàn toàn không được bảo vệ.
Ông Jonathan C. Eames, trưởng đại diện tổ chức BirdLife ở Đông Dương, nói: “Những khu rừng ở vùng đất thấp ở khu vực Đông Nam Á thường xuyên bị chặt phá để làm đồn điền trồng cọ dầu. Đây là mối nguy chính đối với chim Gurney đuôi cụt ở Myanmar. Mặc dù hiện tại, số lượng các cánh rừng bị phá và số đồn điền mọc lên đang giảm, có lẽ là bởi suy thoái kinh tế.”
Có một điều rất thú vị là sinh cảnh sống của loài chim này ở Myanmar khá là khác với Thái Lan. Điều này cũng có nghĩa là loài chim này có thể sống ở nhiều độ cao, độ dốc và những kiểu rừng khác nhau. Đây là một phát hiện mới của khoa học và điều này cũng mở ra nhiều địa điểm mới để khảo sát loài chim này.
Thêm nữa, một giả thiết rằng chim Gurney đuôi cụt cũng có thể sinh sống, thậm chí còn phát triển tốt tùy vào tình trạng rừng bị xâm hại (tất nhiên trừ khi rừng bị phá hại hoàn toàn thành đồn điền trồng cọ dầu). Từ nghiên cứu này, các nhà khoa học cũng hi vọng rằng sẽ tìm thấy loài chim này ở nhiều địa điểm mới ở cả Thái Lan và Myanmar trong những cuộc khảo cứu trong năm tới.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Dự báo thời tiết Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 (19/01/2025)
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.