»

Chủ nhật, 24/11/2024, 21:04:35 PM (GMT+7)

Cây xóa đói nghèo cho vùng đất chết

(00:32:49 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Cây năn hoang dại đã trở thành cây xóa đói giảm nghèo và chính thức nằm trong cơ cấu sản xuất của vùng đất nhiễm phèn, nơi mệnh danh là Đồng Chó Ngáp - vùng đất “chết" thuộc huyện vùng sâu Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu.

 

cay[-]nan

Cây cỏ năn đang nghiễm nhiên trở thành một thứ thức ăn đặc sản trong các bữa tiệc (Ảnh minh họa)



Nếu như trước đây cây năn là cây cỏ dại, người trồng lúa phải mất nhiều công sức, tiền của tận diệt thì giờ đây lại là cây giúp cho nhiều hộ nghèo "hái" ra hàng chục triệu đồng mỗi năm. Người trồng năn cho biết, hàng năm, cứ vừa thu hoạch xong vụ lúa, trời sa mưa ngập ruộng là năn nhú lên và vươn cọng đâm chồi. Cây năn sinh sống tự nhiên, chỉ số ít phải trồng lại. Đặc biệt, trồng năn nông dân không cần chăm sóc nhiều mà vẫn thu nhập được gần 5 lứa/vụ. Ngày xưa cọng năn còn bị bỏ cho trâu ăn, dẫm đạp, bây giờ cây năn trở thành loại rau "quý hiếm" khi trở thành món đặc sản có mặt ở nhiều quán ăn bình dân, thậm chí ở cả nhà hàng lớn.



Theo ông Diệp Văn Diệu (xã Ninh Hòa, Hồng Dân): sản lượng và giá năn luôn hút hàng, giá đứng ở mức cao. Trung bình, giá năn dao động từ 3.000 đến 12.000 đồng/kg, tùy theo từng thời điểm và vụ mùa. Thường thì đầu vụ giá thấp hơn cuối vụ, đặc biệt giá tăng cao vào dịp hè, lễ, tết…, cho lợi nhuận cao. Ông Cao Quốc Hận, Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hồng Dân cho biết: từ nhiều năm qua, cây năn trở thành cây thoát nghèo cho hàng trăm nông hộ, tạo tích lũy để gia đình họ khá, giàu lên.

 

Theo ước tính trung bình, mỗi hộ có chừng 5 công (0,5 ha) năn trên đất trũng phèn là cho thu nhập 12-20 triệu đồng/năm. Đặc biệt, ưu điểm của cây năn là rất dễ trồng, có thể tận dụng những vùng đất “chết”, đất phèn, hoang hóa, đất không trồng được những loại cây, con khác thì cây năn vẫn sống và phát triển tốt. Trồng năn không cần nhiều vốn, kỹ thuật, không tốn phân bón, thuốc men, không sâu bệnh, lại rất dễ trồng nên hộ nghèo đói, ít vốn vẫn có thể sản xuất thành công, lấy công làm lãi. Tuy nhiên, đây là loại cây khi trồng hoặc thu hoạch rất tốn nhiều nhân công, bởi chủ yếu thu hoạch bằng phương pháp thủ công là chính.



Theo ngành Nông nghiệp tỉnh Bạc Liêu: có hơn 100 ha trồng năn kết với mô hình cây - con khác, tập trung ở các huyện Hồng Dân, Phước Long, Hòa Bình… Đặc biệt những năm rằng đây, khi giá trị cây năn cũng như nhu cầu sử dụng loại cây rau ăn ngon, bổ dưỡng này được nhiều người biết đến, thì phong trào phát triển mô hình trồng năn đã được nhân rộng ra, nhiều địa phương đã phát động phong trào cải tạo đất hoang hóa, chuyển vườn tạp kém hiệu quả sang trồng năn. Hàng trăm hộ nghèo đã có công ăn việc làm ổn định, vươn lên thoát nghèo bền vững nhờ cây năn một thời hoang dại.

Huỳnh Sử
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cây xóa đói nghèo cho vùng đất chết

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI