Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cây thần kỳ không xâm hại
(00:31:36 AM 18/06/2011)
>> Manh nha cây thần kỳ ở Việt Nam
Có thể yên tâm về sinh thái
Trước một số ý kiến lo ngại về gia tăng sự xâm hại của sinh vật ngoại lai những năm gần đây đối với hệ sinh thái bản địa, PGS.TS Trần Đình Nghĩa, nguyên giảng viên Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, trấn an, hoàn toàn có thể yên tâm đối với cây Thần Kỳ.
Các chậu cây thần kỳ ( xã Tân Xuân (huyện Hóc Môn, TPHCM) đang chờ khách đến mua để đón Tết Tân Mão (Ảnh Lê Việt Nhân)
Cây Thần Kỳ thuộc họ Hồng Xiêm (Sapotaceae), một họ thực vật liên nhiệt đới, có thể phân bố liên nhiệt đới, trải từ các vùng nhiệt đới Nam Mỹ, Châu Phi, cho đến Châu Á. Tại Việt Nam cũng đã tồn tại các loài thực vật thuộc họ Hồng Xiêm như cây hồng xiêm, cây sến mủ hay còn lại là mắc liễng, v.v…
Cây thần kỳ (Synsepalum dulcificum) chưa thấy mọc trong môi trường hoang dã ở Việt Nam nên đương nhiên được coi là cây ngoại lai. Nó du nhập vào nước ta chủ yếu để làm cảnh chứ chưa thấy khai thác mấy ở góc độ dinh dưỡng hay thuốc.
Câu hỏi khiến nhiều người quan ngại là liệu nó có xâm lấn thực vật bản địa không. Nếu có, phải tìm cách ngăn chặn ngay từ đầu chứ không thể để xảy ra sự đã rồi như với cây mai dương hay còn gọi là trinh nữ hoàng cung.
Rất may, PGS.TS Trần Đình Nghĩa, nhấn mạnh, nguy cơ này khó xảy ra nếu không muốn nói là không thể đối với cây thần kỳ. Với cây trinh nữ hoàng cung, thuộc họ Hoa Hồng, khả năng xâm hại của nó là vô cùng lớn. Nó không những có thể mọc trên nhiều loại hình thổ nhưỡng khô, ẩm khác nhau mà còn có khả năng phát tán rất xa. Do trong lượng nhẹ, hạt tạo ra từ hoa có thể trôi theo dòng nước hoặc bay theo không khí.
Ngược lại, thần kỳ là một loài cây bụi, năng lực sinh thái không đến nối khủng khiếp như trinh nữ hoàng cung để có thể canh tranh với cây bản địa. Ngoài ra, khả năng phát tán của nó thấp. Quả muốn phát tán tự nhiên cần có chim đến ăn rồi mang đi xa. Thần kỳ chỉ có thể phát tán tại chỗ, theo đó, quả rụng xuống để rồi cây lại mọc lên xung quanh. Và vì là cây bụi, mọc đơn lẻ nên nó càng khó có cơ hội sống ở những vùng đất canh tác.
Giúp bệnh nhân ung thư ăn ngon hơn
Ngay từ thập niên 70 của thế kỷ 20, các nhà nghiên cứu như Linda Bartoshuk, Phòng Thí nghiệm Quân đội&Hải quân Mỹ (U.S. Navy and Army Labs) đã tiến hành nghiên cứu cây thần kỳ. Giờ đây, Trung tâm Mùi vị của Đại học Florida (University of Florida’s Center for Smell) cũng bắt tay tìm hiểu đặc tính kỳ diệu của miraculin, một loại protein tự nhiên cho phép gắn các phân tử đường vào lưỡi hơn là để cho chúng bị hòa tan và biến mất.
Ngày nay, họ đã biết khá rõ cơ chế của thứ miraculin kỳ diệu này, theo đó, khi các chất chua đi vào miệng, các phân tử đường sẽ gắn các điểm ngọt lên các đầu gai của lưỡi. Quá trình này, nếu được chứng minh là đúng bằng nhiều nghiên cứu kỹ lưỡng hơn, sẽ được sử dụng trước hết cho người bị tiểu đường và béo phì. Chất miraculin tự nhiên kia sẽ giúp họ chống lại cảm giác thèm ngọt và giúp điều hòa tình trạng thừa cân.
Sau một hồi thận trọng, Cơ quan Dược phẩm&Thực phẩm (FDA) Hoa Kỳ cũng quyết định xem xét lợi ích của cây thần kỳ trong việc phòng chống bệnh tiểu đường và béo phì ở nước này. FDA đang chờ các nghiên cứu kỹ lưỡng và trên diện rộng hơn tiến hành từ năm 2009 đến nay.
Có ý kiến cho rằng, ngoài lý do thận trọng về dược và thực phẩm, FDA có lẽ còn phải chịu sức ép không nhỏ của ngành công nghiệp đường. Một khi quả thần kỳ được chấp nhận, các nhà sản xuất chất tạo ngọt nhân tạo chắc chắn sẽ đối mặt với đối thủ cạnh tranh đáng gờm với nhiều ưu thế. Không giống với đường, quả thần kỳ sinh rất ít năng lượng. Và không giống với các chất tạo ngọt nhân tạo, các quả thần kỳ hoàn toàn tự nhiên, không lo bất cứ hóa chất độc hại nào.
Để có cơ hội thử một quả thần kỳ, nhiều người ở Mỹ tìm cách mua với giá cao, lên đến 35 USD, nhất là khi được biết một bệnh viên ở bang Florida bắt đầu nghiên cứu hiệu quả của quả thần kỳ trong việc khôi phục cảm giác ăn ngon cho bệnh nhân ung thư. Các gai vị giác trên lưỡi của bệnh nhân ung thư bị tổn thương nặng nề khi điều trị hóa chất khiến họ chán ăn. Bác sỹ Mike Cusnir, nhà nghiên cứu và là chuyên gia ung thư tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai, cho hay chán ăn khiến bệnh nhân càng sụt cân, càng suy dinh dưỡng, làm giảm khả năng của hệ miễn dịch và chức năng cân bằng điện giải của cơ thể.
Trước mắt, BS Mike Cusnir nghiên cứu trên 40 bệnh nhân ung thư. Nếu kết quả tích cực, bệnh nhân ăn ngon hơn, giữ được thể trạng khi dùng quả thần kỳ, các nghiên cứu lớn hơn sẽ được tiến hành trong vài năm tiếp theo.
Carmen Duporte làm ở Trung tâm Fort Lauderdale (cũng tại Florida, Mỹ) còn đang thử dùng cây thần kỳ vào một số đồ uống để dễ uống hơn. Bà cho quả thần kỳ vào đồ uống hằng ngày là nước ép từ sản phẩm cây lô hội (aloe vera). Bà uống nước lô hội là để làm sạch hệ thống tiêu hóa của mình. Nếu chỉ uống nước lô hội không thôi, Duporte thấy khó uống vì vừa chát vừa đắng. Nhưng “khi uống cùng với quả thần kỳ, tôi không còn thấy các khó chịu ấy nữa”, Duport nói.
Theo GS.TS Nguyễn Nhược Kim, Trưởng khoa Y học Cổ truyền, Trường Đại học Y Hà Nội, kiêm Phó Viện trưởng Viện Y học Cổ truyền Quốc gia, cây lô hội được dân gian ở Việt Nam xem như một loại thảo dược đa công dụng có thể trị bá bệnh, từ những chứng bệnh ngoài da cho đến các căn bệnh nan y như tiểu đường, thậm chí, có thể cả ung thư.
“Lợi kinh tế chưa thấy rõ nhưng cái hại về sinh thái của cây thần kỳ ở VN không có vấn đề gì lớn. Điều tôi muốn lưu ý từ cây thần kỳ là về nhận thức. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa, không thể chỉ trồng những cây gì mà mình có mà còn phải tìm cách trồng những cây gì mà thiên hạ cần. Nếu cây thần kỳ được chứng minh thực sự có giá trị kinh tế và dinh dưỡng, như để làm cây cảnh và làm chất thay thế để chữa một số bệnh như tiểu đường, béo phì, thì có nên từ chối các phát hiện đó của thế giới, từ chối nhu cầu thực sự của thị trường, hay không?”, PGS.TS Trần Đình Nghĩa |
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Cây Thiên tuế hơn 200 tuổi ở Bến Tre được công nhận là Cây Di sản Việt Nam (16/01/2025)
- Những cây cổ thụ đầu tiên của Thành phố Hồ Chí Minh được công nhận Cây Di sản Việt Nam (06/01/2025)
- Công nhận 156 Cây di sản Việt Nam tại Vườn Quốc gia Bái Tử Long (23/12/2024)
- Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau hợp nhất hai bộ (20/12/2024)
- Cây Đa Tía trên 120 tuổi được công nhận Cây Di sản Việt Nam ở Nam Định (16/12/2024)
- Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên triển khai nhiều mô hình hay, cách làm tốt về giảm nhựa (16/12/2024)
- Đổi mới nội dung và phương thức hoạt động là giải pháp quan trọng nâng cao chất lượng tổ chức hội đáp ứng yêu cầu quản lý mới (14/12/2024)
- Cây cổ thụ hơn 300 năm tuổi ở một làng của Hà Nam có hình thù độc đáo, lạ kỳ (14/12/2024)
- Áo ấm, sữa ngon, quà vui đến với cô trò vùng cao những ngày đầu đông (14/12/2024)
- Quỹ từ thiện Từ Tâm cùng Câu lạc bộ Nữ doanh nhân huyện Tây Sơn tặng quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (13/12/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng
(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.