»

Chủ nhật, 19/01/2025, 03:07:26 AM (GMT+7)

Cầy mực 14 năm bị giam cầm đã được tự do.

(00:33:14 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Ngày 08/12/2010, Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn Động thực vật hoang dã Vườn quốc gia Cúc Phương phối kết với Chi cục Kiểm lâm tỉnh Quảng Nam và Trung tâm Giáo dục Thiên nhiên (ENV), đã tịch thu một cá thể Cầy mực (Arctictis binturong) sau 14 năm bị nuôi nhốt trái phép tại Thành phố Tam Kỳ tỉnh Quảng Nam và chuyển giao cho Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê (CPCP).

 

cay[-]muc

Cầy mực 14 năm bị giam cầm đã được tự do.

 

Việc nuôi nhốt trái phép trên đã được ENV phát hiện và thông báo cho cơ quan Kiểm lâm để tiến hành tịch thu. Cá thể này bị nuôi nhốt trong chuồng có diện tích hẹp và chủ yếu được cho ăn cơm và cháo, vốn không phải là nguồn thức ăn tự nhiên của loài này. Đây cũng là nguyên nhân khiến  độngvật bị mất đi thói quen tự nhiên của chúng. Động vật sẽ được làm quen với cuộc sống tại Trung tâm cứu hộ của CPCP, dần dần được ăn những loại thức ăn như hoa quả và thịt, thức ăn gần giống ngoài tự nhiên. Cầy mực sẽ được theo dõi và chăm sóc ở chế độ cách ly nghiêm ngặt ít nhất là một tháng để đảm rằng nó hoàn toàn khoẻ mạnh và không bị nhiễm bệnh.

 

 Anh Nguyễn Văn Thái, cán bộ CPCP nói: “Cá thể Cầy mực này bị nuôi nhốt trong chuồng trại quá lâu và chúng tôi sẽ tiến hành các hoạt động làm giàu môi trường sống cho nó để cải thiện tập tính tự nhiên của động vật. Tuy nhiên chúng tôi cũng không đảm bảo rằng là cá thể này có thể thả lại tự nhiên được vì nó đã sống gần như cả đời trong điều kiện nuôi nhốt. Một khả năng mà chúng tôi có thể lựa chọn là sẽ xây một khu chuồng nuôi để phục vụ cho chương trình giáo dục bảo tồn. Hoạt động này sẽ giúp nâng cao nhận thức về tình trạng bảo tồn cũng như mối đe doạ đối với các loài thú ăn thịt nhỏ tại Việt Nam cho khách tham quan du lịch và người dân địa phương” để chúng không còn bị săn bắt và nuôi nhốt trái phép.

 

Hiện nay, Cầy mực rất ít gặp ngoài tự nhiên. Theo các nhà khoa học tại Việt Nam thì từ giai đoạn năm 2000 đến 2004 chỉ ghi nhận 8 lần bắt gặp ngoài tự nhiên, giai đoạn trước đó từ năm 1995 đến 1999 đã ghi nhận được 18 lần. Loài này đang phải đối mặt với nguy cơ tuyệt chủng cao và được liệt vào trong Sách đỏ Việt Nam, loài nguy cấp (EN) và danh mục IB của Nghị định 32/2006/NĐCP của Thủ tướng Chính phủ, nghiêm cấm khai thác và sử dụng vì mục đích thương mại. Chương trình Bảo tồn Thú ăn thịt và Tê tê thuộc Trung tâm Cứu hộ và Bảo tồn Động Thực vật hoang dã quý hiếm Cúc Phương được thành lập từ năm 1995. Kể từ khi thành lập cho đến nay, chương trình đã tiến hành cứu hộ và bảo tồn nhiều loài thú ăn thịt nhỏ hoang dã quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng được tịch thu từ các vụ săn bắt và buôn bán trái phép.

V.N
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cầy mực 14 năm bị giam cầm đã được tự do.

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI