»

Chủ nhật, 24/11/2024, 19:54:30 PM (GMT+7)

Cái chết của 'cụ Rùa' trong đền Ngọc Sơn

(00:30:14 AM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Cụ rùa ngự trong tủ kính ở đền Ngọc Sơn, Hà Nội, là một trong bốn cụ từng sống ở hồ Gươm. Cách đây hơn bốn mươi năm, ở tuổi 900, cụ qua đời trong một sự kiện đầy sóng gió và thương tâm.

Giáo sư Hà Đình Đức, nhà động vật học từng có khoảng 20 năm nghiên cứu về rùa ở hồ Gươm, kể lại câu chuyện về cái chết của cụ. Ông cũng cảnh báo rằng nếu cụ Rùa còn lại hiện nay không được chữa trị kịp thời, thì cá thể rùa mai mềm lớn cuối cùng của hồ Gươm cũng sẽ ra đi.

 

Cái chết

 

 

Khoảng 10h sáng ngày 2/6/1967, nhận được tin báo của người dân gần nhà hàng Thủy Tạ có nhiều người đang xem cụ rùa nổi, cần giải tán gấp đề phòng máy bay của Mỹ đến bắn phá, đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Trần Phương cùng một trinh sát ra ngay hiện trường. Hai người thấy trên mai rùa có một đám bọt màu hồng to như cái mũ sùi lên.

 

Đội trưởng Trần Phương yêu cầu mọi người giải tán, đồng thời lấy đòn gánh đuổi rùa ra xa bờ, nhưng cụ rùa cứ tiến sát vào bờ. Lúc này mọi người mới nhận ra đám bọt trên mai cụ là máu và cho rằng cụ bị thương do mảnh đạn từ hai ngày hôm trước khi máy bay Mỹ ném bom.



Giáo sư Hà Đình Đức kể lại câu chuyện về cái chết của cụ rùa.


Được tin cụ rùa chết, công ty thực phẩm đã tới mua với giá 2,7 đồng mỗi kg. Khi công ty này đang khiêng cụ lên xe, thì nhận được chỉ thị của chủ tịch thành phố Trần Duy Hưng yêu cầu “Sở công An, Sở Y Tế và Công ty Công viên cây xanh bằng mọi cách phải cứu chữa vết thương cho Rùa Hồ Gươm – một loài động vật đã gắn với truyền thuyết linh thiêng của lịch sử”.

 

Lúc này Đài truyền thanh Hà Nội thông báo máy bay của địch đang tiến gần, yêu cầu người dân sơ tán xuống hầm để bảo đảm tính mạng. Còn hai chiến sĩ công an vẫn đứng trông cụ rùa.

 

Đúng lúc đó, một chiếc xe Tuỳ viên văn hoá của Đại sứ quán Liên Xô đỗ lại chỗ cụ Rùa bị thương, ông này rất ngạc nhiên khi nhìn thấy "một con rùa to đến thế này", và muốn ghi lại hình ảnh của cụ.

 

Sau đó theo chỉ thị của thành phố, tất cả các bên thống nhất đưa cụ Rùa về hồ nước trong công viên Bách Thảo, rồi lại đưa về căn nhà số 90 phố Thợ Nhuộm - di tích lịch sử - để các bác sĩ chữa trị.

 

"Các loại thuốc chữa cho cụ Rùa đều là thứ hiếm và đắt đỏ, trong đó có một thùng thuốc kháng sinh pê-ni-xi-lin và nước đá. Sống trong thời kỳ đó mới biết, loại thuốc kháng sinh đó quý hơn vàng, còn 8 cây nước đá thì đắt giá và hiếm như thế nào", giáo sư Đức nói. "Nhưng do vết thương quá nặng, nên cụ đã chết lúc 14h ngày hôm đó".

 

Sau khi cụ Rùa chết, Ủy ban thành phố yêu cầu giải phẫu để tìm nguyên nhân. Cụ rùa dài 2m10, chiều rộng 1m20, nặng 250 kg, trên mai rùa có một lỗ thủng tròn, đường kính rộng 5cm, sâu 6 cm, xuyên thủng xuống phổi của rùa, gây mất nhiều máu và có thể là nguyên nhân làm rùa chết.



Cụ Rùa còn sống trong hồ Gươm nổi lên với nhiều vết thương trên cổ và mai trong thời gian gần đây.


Khi mổ thi thể không thấy có mảnh đạn, đầu đạn nào, trong bao tử rùa vẫn còn năm con cá mè dài khoảng 40 cm và mười hòn sỏi đá to bằng trứng gà, trứng vịt. Những hòn đá này chính là công cụ nghiền thức ăn để nuôi sống cụ rùa bao năm. Chuyên gia giải phẫu xác định tuổi của rùa thuộc loại “cụ ông”, có độ tuổi trên 900 năm.

 

Ngay tối hôm đó, Đội trưởng công an Trần nhận lệnh cấp trên tìm ra ai là người đã gây ra vết thương trên mai cụ rùa.

 

Kết quả điều tra cho thấy trước đó hai ngày, Quốc doanh Cá (thuộc Công ty thực phẩm Hà Nội là đơn bị nuôi cá tại hồ ở thành phố) tổ chức đánh bắt cá và thuê một số người ngoài kéo lưới. Theo thông tin từ một số nhân viên Quốc doanh Cá, trong thuyền có người tên là Thư (quê ở Thái Bình) khi đang thả lưới thì lưới mắc phải một vật gì đó rất to và nặng, không thể kéo lên được.

 

Theo lời các nhân chứng, khi ông Thư phát hiện ra đó là con rùa lớn bị mắc chân vào lưới, ông gỡ mãi không ra, thậm chí còn bị cụ rùa kéo cả thuyền đi. Nếu ông buông tay thì mất lưới, không đánh được cá, có khi còn chìm cả thuyền, nên ông Thư ghìm rùa vào cạnh thuyền, lấy xà-beng đâm mạnh vào mai rùa, do thọc sâu quá nên phải khó khăn lắm ông mới rút xà beng ra được. Thủ phạm làm chết rùa đã được xác định và sẽ bị truy tố theo pháp luật.

 

Ông Thư biết chuyện sợ quá nên trốn biệt tăm. Lúc đó tình hình chiến tranh bắn phá ác liệt, nên người ta không làm to chuyện, sự việc bị bỏ qua và không ai nhắc tới.

 

Tiêu bản trưng bày

 

 

Giáo sư Đức cho biết, sau cái chết của cụ Rùa hồ Gươm, Ủy ban hành chính Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng giữ làm tiêu bản. Nhiệm vụ này được giao cho Hợp tác xã Quyết Thành do ông Vũ và ông Nguyễn Văn Ty phụ trách.

 



Tiêu bản cụ rùa trong đền Ngọc Sơn. Ảnh do Giáo sư Hà Đình Đức cung cấp.


"Khi làm tiêu bản, người ta mổ bụng, lấy toàn bộ phần thịt và nội tạng, rồi lột, xử lý da bằng phooc-môn. Bước tiếp theo là dựng bộ xương bằng khung sắt, nhồi bông làm phần thịt, bọc bộ da lên và dùng các dầu bóng tạo vẻ ngoài như thế”, giáo sư Đức cho biết, dựa theo lời kể của ông Nguyễn Văn Cường, con trai ông Nguyễn Văn Ty. Bộ xương của cụ được lưu trong bảo tàng Hà Nội.

 

Tiêu bản Rùa cho đến nay vẫn được kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Hiện nay nhiệm vụ tu bổ tiêu bản được giao cho do Bảo ràng động vật khoa Sinh học, trường ĐH Khoa học tự nhiên Hà Nội. Ông Vũ Ngọc Thành, người đảm trách việc tu bổ, cho biết nguyên liệu ông thường dùng để gắn những vết nứt, những vết tróc trên thân cụ rùa gồm thạch cao, latex, keo 502.

 

Trong đợt kỷ niệm 1000 năm Thăng Long, Hà Nội mới đây, cụ cũng được phục chế, tu sửa các chi tiết bị xuống cấp ở mũi, miệng.

 

Điều gây khó khăn cho việc bảo tồn tiêu bản cụ rùa là một số người đi lễ nhét tiền vào tủ kính, tạo điều kiện cho nấm mốc phát triển.

 

Theo các tài liệu mà giáo sư Hà Đình Đức lưu trữ được, trong hồ Gươm từng có 4 cụ rùa. Hai cụ đã chết trong thời gian không xác định; cụ thứ ba hiện còn tiêu bản trong đền Ngọc Sơn, và cụ cuối cùng đang sống trong hồ.

 

"Hiện cụ rùa đang sống trong hồ Gươm bị thương rất nặng, nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời, cụ rùa cuối cùng của hồ Gươm cũng sẽ ra đi", giáo sư Đức lo lắng.

Theo Hương Thu/VnExpress
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cái chết của 'cụ Rùa' trong đền Ngọc Sơn

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI