Tài nguyên - Thiên nhiên » Động vật
Cách ly chứ không đưa khỏi bờ
(00:30:03 AM 18/06/2011)
>> Bắt rùa tai đỏ bằng nhiều loại bẫy
>> Chốt phương pháp cứu cụ rùa
>> Cụ Rùa lại nổi liên tục: Lành hay dữ?
>> Can thiệp cứu Cụ Rùa sẽ không nhanh
>> Cần cách ly để chữa trị Cụ Rùa
>> Đưa chuyện Cụ Rùa ra quốc tế
13 con rùa tai đỏ đầu tiên, tính đến chiều 23-2, bị tóm bởi các thiệt bị thử nghiệm và đang được nhốt ở Sở KH&CN Hà Nội (Ảnh: Phạm Mạnh)
Cách ly khỏi hồ
- Thưa ông, tiếp cận trực tiếp Rùa Hoàn Kiếm để chữa trị khẩn cấp cho cá thể này, song song với việc dọn dẹp hồ Hoàn Kiếm, phải chăng đã được quyết định?
Tiếp cận này sẽ được lãnh đạo thành phố xem xét, quyết định sau khi tham khảo ý kiến của tất cả các bên. Thời gian dự kiến sau ngày 25-2.
- Cuộc thảo luận phương án tiếp cận Rùa Hoàn Kiếm đến thời điểm này ra sao rôi ạ?
Ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hồ Gươm được giao nghiên cứu, lựa chọn phương án khả thi nhất về công nghệ để chữa trị cá thể quý hiếm này và bắt rùa tai đỏ. Ngày kia (tức thứ sáu 25-2. PV), ban chỉ đạo sẽ báo cáo chốt phương án thực hiện.
Sẽ không còn thảo luận các phương án khác nữa mà là tập trung vào thẩm định hai phương án cụ thể cách lý Rùa Hoàn Kiếm ra khỏi môi trường hồ để chữa trị. Đến giờ, chúng tôi thiên về phương án ấy, vì hồ Hoàn Kiếm rất ô nhiễm.
Để chữa trị cho rùa, phải chuyển cá thế đến môi trường nước sạch hơn. Nhưng sạch hơn không có nghĩa sạch như nước sinh hoạt mà vẫn phải gần với môi trường nước lâu nay cá thể rùa sinh sống.
Các nhà khoa học tại hội thảo ngày 15-2 đã đề cập đến hướng này. Hai cuộc họp gần đây nhất của ban chỉ đạo đã đi đến các kế hoạch cụ thể hơn. Về việc cách ly, có thể đưa lên ao nổi nhân tạo, đặt giữa hồ, cũng có thể đưa cá thể vào một bể bơi. Như nói ở trên, thành phần cơ bản, tính chất hóa lý của nước trong ao nổi cố gắng đảm bảo gần giống với nước hồ Hoàn Kiếm như độ pH, nhiệt độ, v.v…
Việc chế tạo ao nổi và hệ thống bơm, lọc nước, có cần thời gian để đảm bảo cả về yếu tố kỹ thuật, an toàn, và cả thẩm mỹ, chứ không thể nói cái là làm ngay được. Hệ thống bơm lọc nước phải vừa làm nhiệm vụ hút nước vào và đẩy nước ra khỏi ao nổi.
Sau khi ra khỏi môi trường hồ, Rùa Hoàn Kiếm sẽ được đưa ngay vào ao nổi chứa nước đã được xử lý theo các tiêu chuẩn hóa lý được kiểm soát nghiêm ngặt. Khi tiến hành chữa trị, hệ thống bơm lại phải bơm nước ra, tháo cạn ao nổi. Bên cạnh đó, có thể nghĩ đến làm bãi cát nhân tạo trên phao nổi để rùa phơi nắng trong lúc chữa trị.
Về việc đưa rùa cách ly khỏi môi trường nước hồ Hoàn Kiếm, tại cuộc họp ngày mai, chúng tôi cũng sẽ bàn tiếp cách thức như thế nào đề bắt rùa tránh gây các hình ảnh phản cảm như để rùa giãy giụa hay để rơi, hay bất cứ va chạm gì có thể gây sốc hay choáng cho cá thể v.v…
“Là cán bộ quản lý nhà nước trong quá trình thực hiện không đùn đẩy, tôi không né tránh nhiệm vụ”, TS lê Xuân Rao
- Dự kiến bao lâu để hoàn thành toàn bộ các công việc nói trên, thưa ông?
Kê cả kết thúc cuộc họp ngày 25-2, cũng sẽ rất khó để nói mất khoảng bao lâu vì đây là công việc chưa từng làm. Ngay cả dò tìm và bắt rùa, một cả thể vừa quý hiếm về khoa học vừa có ý nghĩa tâm linh, cũng không thể biết chính xác mấy ngày.
Sức ép về việc chưa có kinh nghiệm chắc chắn sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ tìm và đưa rùa ra khỏi môi trường hồ. Đấy là chưa kể một số lượng quần chúng không nhỏ sẽ vây quanh hồ để quan sát. Nếu không có sự phối hợp đảm bảo an ninh, trật tự, bất cứ điều gì không may cũng có thể phát sinh từ đám đông và hậu quả thì không biết thế nào mà lường.
Hà Nội làm hết mình
- Có ý kiến cho rằng các việc làm gần đây của cơ quan chức năng Hà Nội tuy khẩn trương nhưng chủ yếu xuất phát từ sự sốt ruột của dư luận thay vì có sự chuẩn bị trước, bài bản? Ngay cả các biện pháp hiện thời cũng bị xem chưa đủ nhanh và mạnh?
Thời gian qua, Hà Nội đã rất tích cực trong việc thực hiện các biên pháp bảo vệ môi trường hồ Hoàn Kiếm. Cuối năm 1991, Hà Nội đã xây dựng dự án khai thác Hồ Gươm bảo vệ loài rùa quý. Tới cuối năm 1993, sau khi tham khảo, tiếp thu ý kiến của giới nghiên cứu, UBND TP Hà Nội cho nạo vét lòng hồ trong gần hai tháng bằng phương pháp thủ công.
Năm 1997, Thành phố phối hợp với các ngành liên quan bàn về giải pháp bảo vệ môi trường hồ Gươm. Năm 2008, tiến hành nạo vét thí điểm hồ Hoàn Kiếm bằng công nghệ của Đức.
Hàng chục cuộc trao đổi, tọa đàm, hội thảo về rùa Hồ Gươm và môi trường hồ giữa lãnh đạo TP Hà Nội với các sở, ngành liên quan và giới khoa học đã diễn ra trong thời gian qua.
Sau khi nhận được các phản ánh của báo chí và nhân dân về các vết thương của Rùa Hồ Gươm, UBND TP đã kịp thời chỉ đạo các sở, ngành xin ý kiến các chuyên gia về các giải pháp tổng thể bảo vệ rùa Hồ Gươm.
Nói lại những điều trên để thấy sự quan tâm đến môi trường và Rùa Hồ Gươm của các cơ quan quản lý thành phố. Ngay sau cuộc hội thảo, ngày 16-2, Sở KH&CN đã có báo cáo với UBND TP về các ý kiến và đề xuất của các nhà khoa học đối với các giải pháp bảo vệ rùa Hoàn Kiếm. Tại cuộc họp, Thành phố đã chỉ triển khai ngay một số biện pháp như dọn sạch các dị vật dưới lòng hồ, bổ cập nước vào hồ.
Ý kiến cho rằng các cơ quan có trách nhiệm của Hà Nội quá chậm chạp hoặc thận trọng quá mức cần thiết trong việc cứu chữa cho Rùa Hoàn Kiếm, theo tôi là không đúng. Lý do có thể công chúng chưa nắm bắt được cụ thể công việc Thành phố đang thực hiện.
Một số ý kiến đưa ra giải pháp của các nhà khoa học còn định tính. Do vậy, với trách nhiệm là cơ quan quản lý nhà nước, cần phải nghiên cứu, thẩm định kỹ các phương án đưa ra để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho Rùa.
Chẳng hạn, đối với ý kiến quây lưới bắt Rùa đã có rất nhiều ý kiến của các nhà khoa học đưa ra , nhiều ý kiến cho rằng việc bắt rùa rất đơn giản nhưng mới chỉ là ý tưởng, chưa cụ thể.
- Cám ơn ông.
“Để thận trọng, chúng tôi phải xem xét, thẩm định môt cách chi tiết để đảm bảo khi đưa lưới xuống không đè lên Rùa Hồ Gươm, khi bắt không để rùa giãy giụa tạo ra những hình ảnh phản cảm, đồng thời không gây thêm tổn thương. Ngay cả các biện pháp chữa trị, dùng các loại thuốc gì cũng phải nghiên cứu, xem xét thận trọng quy trình, các bước chữa trị thế nào, phù hợp ra sao”, TS Lê Xuân Rao. |
(*) TS Lê Xuân Rao còn là phó trưởng ban chỉ đạo khẩn cấp bảo vệ rùa Hoàn Kiếm do Chủ tịch UBND TP Hà Nội ra quyết định thành lập ngày 17-2-2011, hai ngày sau hội nghị diên hồng giành cho giới khoa học, cơ quan quản lý và doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản bàn về cụ rùa. Trưởng ban chỉ đạo là một phó chủ tịch UBND TP Hà Nội.
Bạn cũng có thể quan tâm:
- Phát hiện loài sinh vật lạ trong Vườn Quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng
- Phát hiện nhím "Ma cà rồng" ở Việt Nam
- Cua biển có màu sắc như đã luộc chín ở Cà Mau
- Loài cá biển đầu tiên “tuyệt chủng do con người”
- Hỗ trợ bảo tồn loài Gà lôi lam mào trắng tại Việt Nam
- Bảo tồn và phát triển sếu đầu đỏ tại Vườn Quốc gia Tràm Chim
- Ninh Thuận: Bảo vệ hiệu quả, bền vững các quần thể rùa biển
- Báo động tình trạng “tận diệt” chim trời tại Diễn Châu (Nghệ An)
- WWF khởi động sáng kiến mới về voi châu Á trong khu vực
Bài viết mới:
- Hội thảo đánh giá cuối kỳ dự án giảm thiểu tác động của đốt lộ thiên và sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật trong nông nghiệp (23/11/2024)
- Cây Đa cổ thụ -Nơi treo cờ Cộng sản đầu tiên vùng ven Hà Nội được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Lãnh đạo VACNE tham gia tọa đàm về luật thủ đô năm 2024 (20/11/2024)
- Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam (20/11/2024)
- Hội BVTN&MT Việt Nam cùng thống nhất hành động và triển khai các nhiệm vụ mới (20/11/2024)
- Lan tỏa thông điệp về phát triển bền vững đến người tiêu dùng qua từng vỏ hộp sữa (13/11/2024)
- Cây đầu tiên của huyện Đan Phượng được công nhận Cây Di sản Việt Nam (13/11/2024)
- Ăn gì để giúp bạn sống lâu hơn và khỏe mạnh hơn? (11/11/2024)
- Đã chọn được một số đề tài xuất sắc trong cuộc thi “Sáng tạo xanh – Sống trong lành” (06/11/2024)
- Đoàn đại biểu VACNE tham dự Hội thảo “Đánh giá tác động và việc Giảm CO2” tại Hàn Quốc (28/10/2024)
Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn
(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.
Phát hiện thiếu sót tại một số nhà máy điện gió nghìn tỷ ở Cà Mau
(Tin Môi Trường) - Qua kiểm tra nhiều nhà máy điện gió đang vận hành ở Cà Mau, ngành chức năng đã phát hiện một số thiếu sót.
Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam
(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.