»

Chủ nhật, 24/11/2024, 23:27:48 PM (GMT+7)

Cá cóc Tam Đảo, loài lưỡng cư không đất sống

(17:34:41 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Cá cóc Tam Đảo là loài đặc hữu chỉ tìm thấy ở Việt Nam nên rất có giá trị về mặt khoa học. Thế nhưng giờ đây chúng đang bị tận diệt để phục vụ lợi ích thiển cận của một số người.

 

ca[-]coc[-]tam[-]dao

Cá cóc Tam Đảo đã được xếp vào nhóm 1B, những loài cần bảo vệ đặc biệt, cấm hoàn toàn việc khai thác.

 

Trong năm loài cá cóc tìm thấy và được ghi nhận ở Việt Nam thì cá cóc Tam Đảo (tên khoa học là Paramesotriton deloustali) là loài có số lượng cá thể nhiều nhất. Chúng còn có tên gọi khác là “tắc kè nước”, “sa giông bụng hoa” hay “cá cóc bụng hoa”… là loài động vật lưỡng cư đặc hữu của vùng núi Tam Đảo. Cơ thể dài giống như thằn lằn, chúng có đuôi đẹp và da thiếu vảy.

 

Trên da cá cóc Tam Đảo có nhiều mụn cóc xù xì và tiết chất nhầy, những mụn cóc này thường mọc thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi. Lưng cá cóc Tam Đảo có màu đen, bụng màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Chiều dài cá cóc Tam Đảo khoảng 144 – 206,5mm. Thân trước có hai chi nhô ra, thân sau có vây và đuôi như cá. Cá cóc Tam Đảo có thể di chuyển và sống cả trên cạn lẫn dưới nước; khi di chuyển trên cạn, loài này dùng hai chi trước, hình thù của nửa thân trước cùng dáng di chuyển có phần giống loài cóc. Món ăn ưa thích của cá cóc Tam Đảo là sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu. Về khoản yêu, chúng giao phối vào tháng ba – tư bằng cách cuốn đuôi và ép lỗ sinh dục vào nhau.

 

Cá cóc Tam Đảo sống ở các suối chảy chậm và hồ nước ở vùng núi vườn quốc gia Tam Đảo. Chúng ưa sống ở những vực nước sâu và trong, hoạt động và kiếm ăn ban ngày. Trước đây, tại khu vực các thác nước trong khu du lịch Tam Đảo, người ta có thể dễ dàng tìm thấy những chú cá cóc nhỏ này. Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây nạn săn bắt loài này để sử dụng vì mục đích đông dược đã đẩy quần thể đông đúc của chúng đến bờ vực tuyệt chủng. Mặc dù đã được đưa vào sách đỏ Việt Nam và các văn bản pháp quy của nhà nước, nhưng chúng không tránh khỏi bàn tay huỷ diệt của con người.

 

Phải chăng cơ hội sống sót của loài lưỡng thê quý hiếm này đã không còn, và con cháu chúng ta chỉ có thể nghiên cứu và chiêm ngưỡng chúng qua hình ảnh? Câu trả lời là “đúng”, nếu cộng đồng quá thờ ơ với một mảnh ghép quan trọng trong hệ sinh thái Việt Nam.

Bafi vaf ảnh: Phùng Mỹ Trung (Admin web SVRVN
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá cóc Tam Đảo, loài lưỡng cư không đất sống

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

Hai cây cổ thụ vùng ven đô Thăng Long được vinh danh Cây Di sản Việt Nam

(Tin Môi Trường) - Sáng 17/11/2024, các cấp chính quyền, đoàn thể và cộng đồng thôn An Phú, xã Hoà Phú (huyện Ứng Hoà – Tp. Hà Nội) đã long trọng tổ chức Ngày hội đại đoàn kết toàn dân và lễ đón Bằng công nhận Cây Di sản Việt Nam cho cây Đa và cây Nhội cổ thụ được trồng trong khuôn viên Đình làng cách đây hơn 300 năm.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI