»

Chủ nhật, 19/01/2025, 12:23:51 PM (GMT+7)

Cá chết vì chưa quy hoạch xong làng nuôi

(17:38:45 PM 18/06/2011)
(Tin Môi Trường) - -Liên tiếp trong hơn 1 tháng qua, người nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đoạn qua thành phố Biên Hòa bị thiệt hại nặng nề khi cá chết liên tục, ước tính thiệt hại đến nay đã gần 100 tấn. Điều đáng nói đây không phải là lần đầu tiên xảy ra tình trạng này.

 

 ca[-]chet

Hơn 1 tháng qua, người nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đoạn qua thành phố Biên Hòa bị thiệt hại nặng nề

 

Theo báo cáo của Chi cục thủy sản Đồng Nai, nuôi cá bè trên sông Đồng Nai đoạn qua TP.Biên Hòa trước đây chủ yếu tập trung ở 9 phường, xã ven sông với đối tượng cá nuôi chủ yếu là cá chép, điêu hồng và một số cá kiểng, cá lăng…

 


Hiện nay, bè nuôi cá trên sông Đồng Nai chủ yếu tập trung ở đoạn sông Cái (một nhánh của sông Đồng Nai) thuộc các phường Tân Mai, An Bình, Thống Nhất, xã Hiệp Hòa và đoạn sông thuộc phường Long Bình Tân. Số lượng bè nuôi liên tục tăng theo từng năm. Năm 2000, tổng số bè là 276, đến năm 2004 là 920 bè và đến nay số lượng bè giảm xuống còn 879 bè. Sản lượng cá bè nuôi tại TP.Biên Hòa đạt khoảng 6.000 tấn/năm.




Qua thống kê cho thấy, liên tiếp từ năm 2002 đến nay cứ vào thời điểm cuối mùa khô đầu mùa mưa lại xảy ra hiện tượng cá chết hàng loạt. Nguyên nhân được xác định chủ yếu là do môi trường nuôi bị ô nhiễm nghiêm trọng; mật độ bè nuôi quá cao, đậu không đúng quy cách, không tạo được sự thông thoáng cho dòng chảy. Ngoài ra, trong quá trình nuôi người dân đã sử dụng thức ăn tươi sống (nội tạng gà, vịt…), thức ăn tự chế, điều này đã làm gia tăng sự ô nhiễm cục bộ ở khu vực nuôi cá bè. Một trong những nguyên nhân khác đó là vào đầu mùa mưa, những cơn mưa lớn đã cuốn các chất thải bẩn tồn đọng trên đất liền theo các kênh, rạch đổ vào nhánh sông Cái làm xáo trộn chất lượng nước sông một cách đột ngột.



Trước tình hình trên, năm 2006, UBND thành phố Biên Hòa đã xây dựng quy hoạch nuôi cá bè và đến giữa năm nay mới đưa ra được ý kiến đề nghị UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch nuôi cá bè. Theo đó, đến năm 2010, làng cá bè trên sông Đồng Nai sẽ còn 251 bè cá, giảm khoảng 1/3 so với trước. Qua phân loại, gần 200 hộ đạt các tiêu chí ở các phường sẽ được xét sắp xếp vào làng bè đã quy hoạch. Cũng theo đó, các hộ chăn nuôi cá bè nằm trong danh sách điều tra năm 2007 và có hồ sơ xin đăng ký vào khu vực quy hoạch sẽ được hỗ trợ các chính sách phù hợp theo từng đối tượng.... Tuy nhiên do chậm làm quy hoạch và quy hoạch làm ra rồi để đấy nên tình trạng nuôi cá bè trên sông Đồng Nai vẫn hết sức tuỳ tiện, không theo một quy tắc nào. Đặc biệt, trong tháng 4 vừa qua, khi công bố quy hoạch, UBND thành phố Biên Hòa vẫn chưa có có động thái gì nên các hộ nuôi cá bè vẫn tiếp tục nuôi. Việc thiệt hại cho người nuôi cá bè đã được báo trước, vì mật độ quá́ cao, khi có mưã làm cá chết hàng lọat...




Trước tình trạng trên, ông Trần Đình Thành, Chủ tịch HĐND tỉnh Đồng Nai cho biết: Cần xem xét đến trách nhiệm của UBND thành phố Biên Hòa, chậm triển khai chủ trương thực hiện quy hoạch đã gây hậu quả không nhỏ. Ông đề nghị UBND TP.Biên Hoà cần sớm có kế họach triển khai vấn đề này trong thời gian tới như chuyển đổi nghề nghiệp, ổn định cuộc sống cho các hộ dân nuôi cá, đồng thời giải quyết được việc hạn chế gây ô nhiễm nguồn nước...

 

Minh Hưng
TÁI CHẾ ĐƠN GIẢN THẾ

Gửi ý kiến bạn đọc về: Cá chết vì chưa quy hoạch xong làng nuôi

* *
*
*
Chọn file
(File: .Zip - 2M)
(Tin Môi Trường hoan nghênh các ý kiến đóng góp của bạn đọc cho bài viết. Các thảo luận sẽ được xem xét trước khi đăng tải. Tin Môi Trường giữ quyền từ chối những lời lẽ xúc phạm cá nhân, tổ chức; lời lẽ trái thuần phong mỹ tục, vi phạm pháp luật. Bạn đọc thảo luận bằng tiếng Việt có dấu. Ý kiến không nhất thiết thể hiện quan điểm của Tin Môi Trường. Cám ơn sự đóng góp và hợp tác của các bạn)
 SHIP TRUNG VIỆT
Không xả rác
VACNECPECO
 Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

Quảng Nam:Huyện không thống nhất cấp phép thăm dò vàng Phước Sơn

(Tin Môi Trường) - Huyện Phước Sơn cho rằng đề nghị cấp phép thăm dò vàng có hiện trạng rừng tự nhiên chiếm phần lớn diện tích, gây ảnh hưởng hệ động, thực vật, mất rừng, môi trường nên không thống nhất.

Tin Môi Trường
VACNE 30 năm
 Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

Bảo tồn, phát triển dược liệu quý dưới tán rừng

(Tin Môi Trường) - Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa, địa phương hiện có 648.370 ha rừng với hàng trăm loài dược liệu quý. Để bảo tồn, phát triển nguồn gen các loại dược liệu bản địa, những năm qua, ngành Nông nghiệp tỉnh đã triển khai nhiều chương trình, dự án khoa học để bảo tồn, phát triển các loại cây dược liệu bản địa dưới tán rừng tự nhiên và rừng trồng. Nhiều mô hình đã được thực hiện thành công, mở ra hướng phát triển sinh kế cho người dân miền núi giảm nghèo.

Hội BVTN&MT Việt Nam
KHÔNG XẢ RÁC BỪA BÃI